5 quy tắc về tiền bạc dưới đây sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn, nhất là trong thời buổi khó khăn vì dịch bệnh
Mọi người thường chỉ nghĩ tới việc làm thế nào để kiếm được nhiều tiền hơn. Tất nhiên, kiếm được nhiều hơn là quan trọng, nhưng chúng ta cũng cần phải nghĩ tới chiến lược để quản lý số tiền đang có tốt hơn. Dưới đây là 5 quy tắc tài chính được khuyên bởi tác giả Darius Foroux giúp bạn sử dụng tiền bạc hiệu quả, từ đó có thể tạo lập được một khối tài sản trong tương lai:
- 12-05-2020Con đường ngắn nhất để tự huỷ hoại tiền đồ: Tin vào cú lừa vĩ đại mang tên "CỨ LÀ CHÍNH MÌNH"
- 08-05-2020Mặc hàng xóm dè bỉu "4 năm học ĐH tốn tiền mà giờ bán chè", cô giáo nghỉ việc vì dạy hợp đồng, lương thấp: Bán chè thoải mái hơn, có tiền cho bố mẹ dưỡng già
- 08-05-202070% người trúng xổ số lại về tay không sau 7 năm: Muốn đổi đời bạn phải thực hiện được điều rất nhiều người đang nỗ lực này
Chiến lược tài chính cá nhân của bạn là gì? Nếu bạn hỏi tôi vài năm trước, có lẽ tôi sẽ cười phá lên và nói rằng tôi chưa từng nghĩ tới điều đó. Thế nhưng giờ tôi đã hiểu ra một sự thật rằng nếu không có một chiến lược tài chính cá nhân thì cơ hội để trở nên giàu có là rất khó. Tôi nhận ra, nếu có một kế hoạch quản lý tiền bạc nghiêm túc, dù thu nhập ở mức bình thường bạn vẫn có thể trở nên giàu có:
1. Mong muốn ít hơn
Kiếm tiền thì khó mà tiêu tiền thì dễ. Bạn phải làm việc hàng ngàn giờ để kiếm được một số tiền nhất định. Sau đó, bạn có thể dùng tất cả tiền kiếm được chi tiêu cho một chiếc xe mới, một kỳ nghỉ xa xỉ, đồ hiệu… Và đây không phải một cách sử dụng tiền khôn ngoan. Một trong những lời khuyên tốt nhất về tài chính cá nhân đó là để thoát nợ và tạo ra của cải, bạn phải chi tiêu ít hơn và mong muốn ít hơn số tiền bạn kiếm được.
Mỗi khi bạn muốn mua một thứ gì đó, hãy tự hỏi mình câu hỏi: bạn có thực sự cần thứ này không và nó giải quyết được nhu cầu gì? Lập kế hoạch chi tiêu là một trong những quy tắc quan trọng nhất để quản lý ngân sách. Sau khi lên kế hoạch cho một lần chi tiêu lớn, hãy cố gắng giới hạn số tiền bạn chi tiêu mỗi ngày. Điều này sẽ cho phép bạn ngừng lãng phí tiền bạc và tránh sử dụng tiền vào được thứ không cần thiết.
2. Biết cách nền kinh tế đang hoạt động như thế nào
Bạn không cần phải trở thành một nhà kinh tế học, thế nhưng hãy có những hiểu biết nhất định về cách nền kinh tế đang hoạt động để bảo vệ tiền của mình tốt hơn. Khi nào lãi suất ngân hàng có xu hướng tăng hay giảm? Trái phiếu là gì? Lạm phát gì? Chu kỳ thị trường là gì?
Hãy đọc những cuốn sách như A Random Walk Down Wallstreet của Burton Malkiel. Nó bao gồm một bản tóm tắt tuyệt vời về cách thức nền kinh tế và đầu tư hoạt động. Nếu bạn không thích đọc sách, hãy dành chút thời gian rảnh để cập nhật những bản tin về kinh tế thị trường mỗi ngày. Những kiến thức cơ bản sẽ giúp bạn quản lý tiền bạc tốt hơn và ít hoảng loạn nếu có biến động xảy ra.
3. Tránh các khoản nợ cá nhân
Nợ cá nhân sẽ phá hủy quá trình tích lũy tài sản của bạn. Vay tiền không phải là xấu nhưng hãy cân nhắc cho các khoản vay thực sự cần thiết. Nếu bạn muốn bắt đầu một công việc kinh doanh hoặc thực hiện các giao dịch bất động sản lớn, thì các khoản vay sẽ giúp bạn có thêm cơ hội phát triển. Thế nhưng chúng ta nên khôn ngoan về các khoản nợ cá nhân. Giống như đầu tư, mượn nợ cũng có những quy tắc riêng. Lời khuyên là không bao giờ vay tiền để mua xe hơi, đồ điện tử, hay bất cứ thứ gì sẽ bị hao hụt giá trị.
Hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi vay mượn để làm bất cứ việc gì. Hãy nhớ rằng vay tiền không phải miễn phí, bạn buộc phải trả lại các khoản nợ sau đó và nó sẽ ảnh hưởng tới quá trình tích lũy tài sản của bạn.
4. Tiết kiệm càng nhiều càng tốt
Ai cũng biết tiết kiệm là tốt, nhưng không phải ai cũng làm được điều này. Không phải cứ kiếm tiền là ai cũng sẽ trở nên giàu có. Giá trị tài sản ròng mới là thứ quyết định bạn có thực sự giàu có hay không, chứ chẳng phải thu nhập bạn có được mỗi tháng. Do đó, bạn phải biết tiết kiệm, đầu tư và quản lý các khoản nợ của mình một cách khôn ngoan nếu muốn tích lũy của cải. Bao nhiêu tiền tiết kiệm là đủ? Điều đó phụ thuộc vào bạn, nhưng các chuyên gia tài chính khuyến khích bạn nên bỏ ra ít nhất 10% số tiền kiếm được cho các quỹ tiết kiệm.
Muốn tiết kiệm, bạn phải hành động một cách cụ thể và nhanh chóng. Đừng chờ tới năm sau, chuẩn bị nghỉ hưu hay trước một sự kiện lớn… rồi mới tiết kiệm. Hãy nghĩ khoản tiết kiệm đó như một chi phí cố định - là một thứ bạn phải trả hàng tháng, giống như tiền thuê nhà và cước điện thoại - trước khi nghĩ tới việc ăn ở ngoài và các mong muốn cá nhân khác.
5. Có chiến lược ngắn hạn, dài hạn linh hoạt
Tôi làm việc liên quan tới lĩnh vực tài chính và tôi đầu tư không phải để kiếm tiền ngay hôm nay, thậm chí cũng không phải trong một năm. Chiến lược đầu tư của tôi tập trung vào dài hạn. Nhưng tôi cũng cần tạo thu nhập ngay hôm nay để có thể trả các hóa đơn hàng tháng. Vậy phải làm thế nào? Đó gọi là chiến lược ngắn hạn.
Chiến lược về tiền ngắn hạn của tôi dựa trên việc các cải thiện kỹ năng và tạo ra nhiều nguồn thu nhập. Đầu tư vào giáo dục cá nhân là một khoản sinh lời và bạn có thể kiếm tiền dựa trên các kỹ năng học được. Đọc sách, tham gia các khóa học trực tuyến, lấy các chứng chỉ hoặc đăng ký các chương trình phát triển bản thân... đều là những lựa chọn tuyệt vời. Càng đầu tư vào bản thân, bạn càng thăng hạng giá trị.
Thêm vào đó, tôi không dựa vào một khoản thu nhập duy nhất. Điều này giúp tôi tránh rơi vào tình trạng bị động khi gặp bất kỳ rủi ro nào trong công việc. Nếu một nguồn thu nhập biến mất, tôi không phải quá lo lắng vì vẫn có thể kiếm tiền từ những nguồn khác.
Bạn thấy đấy, tất cả những quy tắc này không liên quan tới việc kiếm nhiều tiền hơn. Tất nhiên, làm được nhiều tiền hơn sẽ thật tốt, thế nhưng trước khi bạn tập trung vào việc tạo ra nhiều tiền hơn, hãy quản lý tốt số tiền đang có.