5 sai lầm nhỏ có thể ngăn cản bạn thăng tiến, ngay cả tìm công việc tốt hơn cũng khó
Trong thế giới ngày nay, thông minh, có học thức và thành tích là chưa đủ. Cuộc cạnh tranh công việc quá khốc liệt và hầu hết mọi người đều sở hữu những phẩm chất trên. Nhà tuyển dụng, lãnh đạo, quản lý, khách hàng tiềm năng và giám đốc điều hành luôn tìm kiếm các cơ hội để có thể sa thải bạn bất cứ lúc nào nếu bạn phạm phải sai lầm dù chỉ là nhỏ nhất.
- 26-08-2019Uống nước đâu có đơn giản: Đây là sai lầm cốt yếu mà mọi người vẫn thường mắc phải
- 26-08-2019Là người Việt, không tự hào nói tiếng Việt hay sao mà phải chèn tiếng Anh, lời khuyên từ Shark Việt đã làm thức tỉnh không ít người!
Hãy chú ý đến 5 dấu hiệu xấu này nếu bạn không muốn tự giết chết cơ hội của chính mình trước khi bước ra khỏi công ty.
1. Bạn dành quá nhiều thời gian cho trang phục hơn là công việc của mình
Westend61/Getty Images
Bản chất của con người là đưa ra kết luận về ai đó trong vài giây. Ngoại hình là quan trọng nhưng các công ty ngày nay lại không hề giống như vậy. Cái mà họ tìm kiếm chính là về việc bạn có phù hợp với văn hóa của họ hay không. Nếu không thì cơ hội bạn được nhận vào sẽ chỉ ở mức dưới 40%.
Đừng dại dột mà liều lĩnh với các nhà tuyển dụng. Bạn có phong thái và cách nói chuyện như những người làm việc tại công ty đó không? Bạn đã quan sát những gì mọi người mặc ở đó chưa? Bạn đã xem bất kỳ video giới thiệu của mọi người trong công ty và có thể nói chuyện với họ chưa? Bạn đã đọc trang web và tìm kiếm các tin tức về những lĩnh vực mà công ty đó vận hành chưa? Nếu chưa thì bạn nên bắt đầu tìm hiểu những thứ đó thay vì quá bận tâm và trau chuốt vẻ bề ngoài của mình.
2. Bạn nói quá nhiều về bằng cấp và những thành tựu của bản thân
MediaNews Group RM / Getty Images
Mọi người ngày nay đều rất tài năng, có kinh nghiệm và hồ sơ chi chít những thông tin. Nhưng câu hỏi thực sự đặt ra là bạn sẽ áp dụng kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của mình như thế nào để thúc đẩy sự phát triển của công ty mình.
Mục tiêu của công ty là gì? Những khía cạnh cụ thể nào bạn có thể đảm nhiệm, và chỉ bạn mới thực hiện tốt được nó? Hãy hỏi người phỏng vấn những câu hỏi như: "Tôi có thể làm gì cụ thể để khiến cho công việc của anh/chị trở nên dễ dàng hơn?", chứ không phải là: "Công ty có thể làm gì để tương xứng với tài năng và trình độ của tôi".
3. Bạn nói với các nhà tuyển dụng về lòng trung thành, sự đúng giờ và tính kỷ luật của mình
Shutterstock
Đây chỉ là lời nói suông và không đủ để xác định bạn là người có thể tạo được thành tích cao trong công việc. Khách hàng tiềm năng và nhà tuyển dụng muốn cảm nhận nhiều hơn về tính cách của bạn. Điều đó có nghĩa là đừng nói với họ về những đặc điểm hàng đầu của bạn.
Phác họa cho họ một cái nhìn thoáng qua về quá trình suy nghĩ của bạn thông qua những câu chuyện về những điều bạn đã học được theo thời gian. Thể hiện sự khiêm tốn như cách bạn đã trưởng thành. Bao gồm việc bạn tận tâm thực hiện nhiệm vụ ngay cả khi không có ai quan sát, đốc thúc.
4. Bạn luôn đề cập đến việc mình là người quyết đoán
Getty Images/Maskot
Việc quyết đoán là rất quan trọng. Nhưng vị trí mà bạn muốn cũng có thể cần thêm ở bạn sự thực tế, biết cách phân tích hoặc chủ động giải quyết một khó khăn nào đó. Đôi khi sự quyết đoán không phải là một lợi thế.
Các nhà tuyển dụng thực sự muốn biết liệu bạn có phù hợp với công việc đó hay không. Thái độ của bạn đối với vị trí đó như thế nào? Bạn là người thực tế hay thực dụng? Bạn mang phong thái của một lãnh đạo hay chỉ là một người không có tài năng? Làm thế nào bạn cho họ thấy giá trị của mình? Hãy với họ tại sao văn hóa công ty của họ lại thu hút bạn muốn làm việc ở đó, chứ đừng nói những thứ sáo rỗng về tính cách của mình.
5. Bạn nói với nhà tuyển dụng rằng bạn có rất nhiều mối quan hệ
Hero Images/Getty Images
Có một mạng lưới liên lạc rộng rãi là rất hữu ích, nhưng bạn có thể tìm đến đúng người và nhờ vả được họ không? Hãy khiến các nhà tuyển dụng thấy được những mối quan hệ của bạn giúp ích được gì cho công ty. Và truyền đạt với họ cách bạn sẽ phát triển mối quan hệ với những người mà bạn thực sự cần.
Điều quan trọng nhất bạn có thể làm để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn hoặc cuộc gọi bán hàng là chuẩn bị tinh thần lắng nghe đối phương. Dành một vài phút hít thở sâu trước khi bạn đi vào văn phòng. Suy ngẫm về việc bạn sẽ trở thành một người biết lắng nghe. Đừng cố hiểu mọi người bằng cách nhìn vào mắt của họ. Điều đó chỉ khiến bạn thêm lo lắng. Hãy cảm nhận bằng chính đôi tai của bạn.
Business Insider