5 tâm lý ăn buffett xấu xí của khách hàng khiến nhà hàng tổn thất
Ăn cho đáng đồng tiền bỏ ra, nhín 1 bữa chính để ăn buffet được nhiều, lấy đồ ăn thoả thích sau đó để thừa... là những suy nghĩ, hành động không mấy đẹp của nhiều thượng đế khi đi ăn buffett. Như vậy, thay vì hòa nhập văn hóa phương Tây, nhiều người dù vô tình hay cố ý đã hòa tan luôn nét văn hoá này.
- 06-09-2020Lương năm của tôi tận tiền tỉ nhưng tôi không dám xài đồ hiệu: Kẻ tức thời vung tiền thoải mái, người thành công hiểu rõ tiền cần phải tiết kiệm
- 06-09-2020Gia đình 4 người cùng mắc ung thư vì một chất độc hạng nhất dễ “xâm nhập” vào mâm cơm: Thường có mặt trong 6 món ăn, vật dụng nhưng bạn không hề biết
- 07-09-2020Không phải cứ làm lâu, thâm niên đầy đủ thì sếp gật đầu đồng ý tăng lương: Lý do nghe vô lý nhưng lại rất thuyết phục nằm ở đây!
Theo chuyên trang Hoteljob.vn, hầu hết mọi khách sạn, nhà hàng đều tính toán kỹ lưỡng chi phí để đảm bảo có lời trong kinh doanh loại hình buffet. Ví dụ nếu khách sạn miễn phí buffet sáng cho khách thì thực tế, khoản phí này đã được tính vào giá phòng, xác suất lỗ gần như rất thấp. Tuy nhiên, trong trường hợp khách sạn, nhà hàng thường xuyên gặp phải những thượng đế mang tâm lý ăn buffet xấu xí sau đây thì có thể, việc kinh doanh sẽ thất bại.
Ăn cho đáng đồng tiền bỏ ra
Rất nhiều người, đặc biệt là nhiều khách Việt luôn mang tư tưởng này mỗi khi đi ăn buffet, vì ăn ít hay ăn nhiều cũng chừng đó tiền. Do đó, họ lấy vô tội vạ mọi thứ được phục vụ, từ hải sản như tôm hùm, cua ghẹ, tôm, mực cho đến salad, mỳ ý, bánh mỳ, bánh bao và cả trái cây hay đồ uống.
Những người này thà lấy thừa cho "bõ ghét" còn hơn để lại cho nhà hàng phục vụ tiếp, nhân viên dùng hay tận dụng cho các bữa sau... Kết quả là khách thỏa mãn mong muốn xấu xí còn nhà hàng lại lãng phí cơ số thức ăn thừa.
Để dành bụng ăn buffet
Nhiều người xác định nhịn hẳn buổi sáng để bụng rỗng đến ăn buffet trưa tại nhà hàng vì nghĩ rằng, bụng càng đói sẽ ăn càng nhiều, không uổng phí số tiền bỏ ra. Tuy nhiên, khi cơn đói vượt ngưỡng chịu đựng, dạ dày đã làm xong phần việc định kỳ hàng ngày thì việc cung cấp một lượng lớn thức ăn vào cơ thể như thế rất dễ gây nên cảm giác trướng bụng, khó chịu.
Khi đó, thức ăn dù ngon đến mấy thì khách hàng cũng không thể ngồi lâu để thưởng thức. Và dĩ nhiên, lượng lớn đồ được lấy đầy cả đĩa sẽ để thừa lại rồi đổ bỏ.
Mang về ăn dần để nhân viên đỡ công dọn
Đúng là nếu khách "tiếc" và mang số thức ăn dư trên đĩa mình về dùng tiếp có thể tránh lãng phí đồ ăn. Tuy nhiên, chỉ nên là thức ăn khô như các loại bánh và đảm bảo việc cất giữ, bảo quản đúng vệ sinh để tránh gây nên những hậu quả không mong muốn như ngộ độc.
Thêm nữa, việc viện cớ mang về ăn dần để nhân viên đỡ công dọn trong trường hợp gói 2,3 túi lớn nào tôm hùm, cua ghẹ còn nguyên con hay sữa chua nguyên lốc,... thì lại thuộc về ý thức kém của người ăn buffet.
Bàn ai người đó ngồi ăn
Nhiều người thích tự do, thoải mái khi đi ăn nhà hàng. Khách nào cũng muốn dành ra không gian riêng để vừa thưởng thức món ăn, vừa trò chuyện cùng người thân hay bạn bè. Nếu đó là không gian phục vụ theo kiểu gọị món thì đúng là như thế.
Nhưng ăn buffet lại khác. Mọi không gian đều dùng chung và ghế ngồi cho từng bàn cũng vậy. Việc khách cứ một hai không đồng ý cho "người lạ" ngồi chung bàn, nhất là khách ngoại quốc sẽ khiến vị khách này khó chịu và không hài lòng về chất lượng dịch vụ của khách sạn/ nhà hàng, review không tốt, thậm chí không quay lại lần sau.
Cứ tưởng người kia đã thanh toán rồi
Đây là lời biện minh không có chút thuyết phục nào cho ý thức và tính trung thực của một bộ phận thực khách. Nhiều người lợi dụng lúc nhà hàng đông khách, đi theo nhóm nhiều người hay quản lý lỏng lẻo đã "trà trộn" vào đám đông và nghiễm nhiên ăn vô tội vạ bằng hết mọi món bày trên quầy. Nếu được hỏi sẽ tự động trả lời bằng những câu chống chế như "Ơ, chị tưởng bạn chị thanh toán cả rồi" hay "đợi tụi em lâu quá, chị đi về đây, đã bắt đầu ăn đâu mà tính với chả toán".
Văn hóa ăn buffet chuẩn "khách sang"?
Theo Hoteljob, trong quá trình ăn buffet, khách hàng nên tuân thủ một số quy tắc "ngầm" dưới đây:
• Ăn thực sự chậm rãi, từ tốn, lịch sự; vừa ăn vừa thưởng thức để cảm nhận hương vị của từng món. Trường hợp có bạn bè/người thân đi cùng thì nên dành thời gian trò chuyện cùng họ.
• Nên lấy một lượng thức ăn vừa đủ trên đĩa, tối đa khoảng 3 – 4 món; lấy không quá 2 đĩa cùng lúc.
• Ăn thật thoải mái, không ngại việc đi lại nhiều lần để lấy thức ăn, đồ uống. Di chuyển chậm và cẩn trọng, chú ý tránh va chạm vào người khác hoặc để rơi thức ăn, bát đĩa.
• Ý thức cá nhân, giữ trật tự, nhường (phụ nữ, người già, trẻ em) và chờ đợi người đến trước lấy xong rồi mới đến lượt mình
• Hãy để ý những trẻ nhỏ đi cùng; đừng để chúng tự do chạy nhảy hoặc làm ồn trong khu vực diễn ra bữa tiệc đảm bảo an toàn, tránh va chạm gây đổ, vỡ, ảnh hưởng đến người khác.
• Trường hợp muốn ăn thử các món lạ vì trông rất hấp dẫn: hãy lấy một ít để nếm thử, nếu ngon thì hãy ăn thật; tránh lấy nhiều rồi để thừa gây lãng phí.
Trí Thức Trẻ