MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 thách thức có thể khiến nước Anh nản chí trong tiến trình thương lượng rời EU

11-02-2017 - 08:43 AM | Tài chính quốc tế

Cho dù nước Anh có tham gia đàm phán bất cứu thỏa thuận nào liên quan đến tư cách thành viên ở EU, họ sẽ phải đối mặt với 5 thách thức rất dễ làm nản chí này.

Đề xuất luật về kế hoạch rời EU của giới chức Anh chứa một khẳng định chưa từng có rằng trong khi Nghị viện Anh vẫn duy trì chủ quyền thông qua tư cách thành viên của EU, họ chưa bao giờ cảm thấy như vậy. “Giới chức Anh nói đúng”, Martin Wolf – nhà bình luận khét tiếng của tờ FT, người được giới tinh hoa ở London săn đón chỉ để được trò chuyện với ông nhất là sau khi sự kiện Brexit nổ ra – nhận định. Một quốc gia trung lập sẽ làm gì để giành lại chủ quyền thực của mình trong mối quan hệ thương mại và các vấn đề quốc tế. Theo Martin Wolf, thành thực mà nói, họ muốn một cuộc chia tay êm đềm.

“Chúng tôi muốn tiếp tục thương mại với EU trong trạng thái tự do nhất có thể, để hợp tác và giữ các quốc gia của chúng ta an toàn, để thúc đẩy giá trị chung mà nước Anh và EU cùng chia sẻ - tông trọng nhân quyền và lòng tự trọng, dân chủ và những quy định ở EU cũng như trên thế giới, để hỗ trợ tiếng nói châu Âu trên trường quốc tế, và tiếp tục khích lệ người dân di chuyển giữa Anh và châu Âu”, giới chức Anh cho biết.

Tuy nhiên, dựa trên mong muốn kiểm soát dân nhập cư và giải phóng bản thân khỏi Tòa án công lý châu Âu được cho là phản ánh “ước nguyện của nhân dân”, nước Anh dự kiến sẽ rời khỏi thị trường chung và liên minh thuế quan.

Liệu chính phủ Anh có thể đạt được thỏa thuận này? Hơn hết, kết quả cuối cùng sẽ ra sao? Cho dù nước Anh có tham gia đàm phán bất cứu thỏa thuận nào liên quan đến tư cách thành viên ở EU, họ sẽ phải đối mặt với 5 thách thức rất dễ làm nản chí này.

Thứ nhất là thời gian. Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 50, Hiệp ước Lisbon, tiến trình đàm phán ra đi dự kiến sẽ diễn ra trong vòng 2 năm tính từ khi nước ra đi thông báo. Tiến trình này sẽ được kéo dài nếu cần thiết nhưng chỉ với điều kiện các bên liên quan cùng đạt được đồng thuận. Sau đó, các hiệp ước sẽ dần mất hiệu lực. Như vậy thời gian để nước Anh tiến hành đàm phán là khá ít. Trên thực tế, nó có thể ít hơn 2 năm vì các doanh nghiệp sẽ cần 1 năm rõ ràng trước khi chấm dứt hoàn toàn. Do đó, đòn bẩy của nước Anh sẽ nhanh chóng bị thu nhỏ lại.

Thứ hai là xung đột lợi ích. Anh sẽ tham gia đàm phán với Ủy ban Liên minh châu Âu, 27 quốc gia và Nghị viện châu Âu – tất cả đều có những giới hạn đỏ khác nhau. Nhu cầu đạt đàm phán của họ ít cấp bách hơn Anh. Nhiều nước sẽ muốn chứng tỏ rằng việc rời EU là đắt đỏ. Một số khác sẽ cho rằng nếu Anh càng mất thời gian đàm phán, cơ hội để các công ty có trụ sở ở Anh rơi vào “túi” của họ càng lớn.

Thứ ba là xung đột của các ưu tiên trong đàm phán. Trong khi Ủy ban châu Âu – người điều hành cuộc đàm phán muốn bắt đầu với các điều khoản về sự ra đi của Anh thì bản thân nước này muốn nói đến cơ cấu tổ chức trong tương lai và quá trình chuyển giao.

Thứ tư là phí rời EU. Đây thường xuyên là chủ đề nóng trong các cuộc đàm phán giữa Anh và EU. Theo đó Anh sẽ phải trả 60 tỷ EUR để chi trả lương cho các công nhân Anh sống ở EU và tiền đảm bảo cho các khoản tín dụng.

Thứ 5, không chỉ có tiền mặt, cuộc chia tay giữa Anh và EU đưa đến những rắc rối trong việc chọn lựa các tổ chức để tham dự với một tư các quốc gia nằm ngoài liên minh châu Âu mà có thể duy trì các ưu đãi.

Anh Sa

FT

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên