MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 tháng đầu năm 2024, hơn 75% lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam được rót vào 10 địa phương này

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 47 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 5 tháng đầu năm 2024. Trong đó, số vốn đầu tư rót vào 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về FDI chiếm đến 75,2% số vốn đầu tư của cả nước trong 5 tháng.

5 tháng đầu năm 2024, hơn 75% lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam được rót vào 10 địa phương này- Ảnh 1.

Báo cáo mới nhất về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư) cho biết, tính đến 20/5/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 11,07 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 8,25 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo đó, trong 5 tháng đầu năm 2024, có 1.227 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 27,5% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt gần 7,94 tỷ USD (tăng 50,8% so với cùng kỳ).

Bên cạnh đó, có 440 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 9,3% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 2,08 tỷ USD (giảm 8,7% so với cùng kỳ). Có 1.158 lượt GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 9,4% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt hơn 1,05 tỷ USD (giảm 68,2% so với cùng kỳ).

Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá, tháng 5/2024 ghi nhận lượng vốn đầu tư điều chỉnh tăng thêm lớn nhất trong các tháng đầu năm 2024, gấp 2,8 lần tháng 4, tăng 72% so với tháng 3, gấp 4,1 lần tháng 3 và gấp hơn 3,6 lần tháng 1 năm 2024. Tổng vốn đầu tư điều chỉnh trong 5 tháng đầu năm tuy vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2023, song mức giảm đã được cải thiện dần, tăng 16,9 điểm phần trăm so với 4 tháng năm 20243.

Xét theo địa bàn đầu tư, theo Cục Đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 47 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 5 tháng đầu năm 2024. Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,52 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 12 lần cùng kỳ. 

Tiếp theo là Hà Nội với gần 1,14 tỷ USD, chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và giảm 39% so với cùng kỳ năm 2023. Bắc Ninh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,06 tỷ USD, chiếm gần 9,6% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Quảng Ninh,...

Nếu xét về số dự án, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và GVMCP (chiếm 71,1%).

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút FDI (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư,...) như Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hưng Yên. Riêng 10 địa phương này đã chiếm 74,7% số dự án mới và 75,2% số vốn đầu tư của cả nước trong 5 tháng.

photo-1716795941932

 

Tính lũy kế đến ngày 20/5/2024, cả nước có 40.285 dự án còn hiệu lực vớitổng vốn đăng ký gần 481,33 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt khoảng 305,43 tỷ USD, bằng gần 63,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

 Trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với gần 290,9 tỷ USD (chiếm 60,4% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo là các ngành kinh doanh bất động sản với gần 70,6 tỷ USD(chiếm 14,7% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với gần 40,8 tỷUSD (chiếm gần 8,5% tổng vốn đầu tư).

Xét theo địa bàn, báo cáo cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với gần 57,8 tỷ USD (chiếm 12% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là Hà Nội với hơn 43,4 tỷUSD (chiếm 9% tổng vốn đầu tư); Bình Dương với hơn 40,7 tỷ USD (chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư).


PV

An ninh Tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên