5 thói quen "tiết kiệm" là mầm mống không ngờ của ung thư, nhiều người Việt vẫn vô tư mắc phải: Cần loại bỏ ngay nếu không muốn ảnh hưởng sức khỏe lâu dài
Nhiều người có thói quen tiết kiệm mọi thứ từ tiền bạc cho tới thực phẩm. Tuy nhiên tiết kiệm sai đối tượng, không đúng cách có thể dẫn đến những hệ lụy tồi tệ về sức khỏe.
- 08-08-20214 loại quả được coi là "thần dược" đối với người bị cao huyết áp: Vừa thơm ngon, vừa điều hòa mạch máu hiệu quả
- 05-08-2021Ăn thịt nướng có gây ung thư không? Bác sĩ BV Việt Đức chỉ ra một điều quan trọng để ăn ngon mà giảm tác hại đến sức khỏe
- 03-08-2021Trí tuệ nhân tạo có thể dự đoán được nguồn gốc của ung thư: Kỷ nguyên chẩn đoán và điều trị mới sẽ bắt đầu từ đây?
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta đều biết rằng tiết kiệm là đức tính vô cùng đáng quý. Việc tiết kiệm nếu được thực hiện đúng lúc, đúng chỗ chắc chắn sẽ đem lại những lợi ích to lớn. Tuy nhiên, không phải sự tiết kiệm nào cũng đáng được phát huy, nếu việc tiết kiệm xảy ra quá mức đôi khi còn có thể đem lại cho chúng ta những hậu quả tiêu cực.
Dưới đây là 5 thói quen tiết kiệm phổ biến trong đời sống hằng ngày mà nhiều người lầm tưởng là tốt, tuy nhiên lại đang âm thầm làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến chúng ta đối mặt với những rủi ro nếu còn tiếp diễn trong thời gian dài:
Dùng dầu ăn chiên lại nhiều lần
Dùng dầu ăn cũ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan. Ảnh: Internet.
Nhiều người có suy nghĩ rằng dầu ăn miễn là vẫn còn hạn sử dụng thì vẫn có thể dùng được và có thói quen dùng dầu thừa để chiên rán thức ăn lại nhiều lần. Tuy nhiên thực tế không phải vậy. Sau khi mở nắp, dầu ăn chỉ nên sử dụng trong vòng 3 tháng để đảm bảo chất lượng còn tốt nhất, nếu bảo quản thời gian dài trong môi trường ẩm ướt sẽ dễ sản sinh ra độc tố aflatoxin, gây bệnh ung thư gan.
Ngoài ra, các nhà khoa học đến từ Đại học Illinois (Mỹ) đã nghiên cứu và chỉ ra rằng việc dùng đi dùng lại dầu ăn nhiều lần để chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ làm dầu bị oxy hóa, phân hủy chất béo và giải phóng ra các chất độc hại gây ung thư như benzopyrene và acrylamide. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã công nhận đây chính là những chất gây ung thư mạnh, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe con người.
Sử dụng lại thực phẩm để qua đêm
Thực phẩm để qua đêm có thể gây ngộ độc thức ăn, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ảnh: Internet.
Mỗi năm đều có rất nhiều ca bệnh xảy ra liên quan tới việc sử dụng lại thực phẩm đã để qua đêm. Việc để thực phẩm đã qua chế biến bảo quản ở trong tủ lạnh mặc dù sẽ bị biến đổi với tốc độ chậm hơn so với để bên ngoài, tuy nhiên vẫn sẽ gây hại đáng kể tới sức khỏe.
Trên thực tế, dù nhiệt độ trong tủ lạnh thấp nhưng các loại vi sinh vật ưa lạnh vẫn sẽ có khả năng phát triển, làm diễn ra quá trình biến đổi protein, dễ sinh ra các chất vi khuẩn có hại gây hỏng đồ ăn. Đặc biệt là các loại rau lá xanh vốn dĩ đã có hàm lượng nitrat cao, nếu bảo quản quá lâu hoặc đun nóng lại nhiều lần thì nitrat sẽ chuyển hóa thành một lượng nitrit ngày càng lớn, đây chính là nguyên nhân dẫn tới các bệnh ung thư cho người sử dụng.
Sử dụng thực phẩm đã bị mốc
Thực phẩm bị mốc có chứa aflatoxin - chất có khả năng gây ung thư cao nhất. Ảnh: Brightside.
Táo hỏng thì cắt bỏ chỗ xấu ăn tiếp; bánh hấp bị mốc, cắt chỗ mốc rồi ăn tiếp... Cách làm này tưởng như tiết kiệm nhưng thực tế lại rất có hại cho sức khỏe. Trong số các chất gây ung thư mà WHO công bố, aflatoxin chính là chất có khả năng gây ung thư cao nhất, thường ẩn chứa trong các loại thực phẩm bị mốc.
Đặc biệt đối với các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như lạc, ngô, gạo, kê... khi đã bị mốc thì hàm lượng aflatoxin càng cực kỳ cao. Việc ăn các loại thực phẩm ẩm mốc lâu ngày này sẽ làm tăng thêm khả năng mắc bệnh ung thư.
Không dùng máy hút mùi khi nấu ăn
Để tiết kiệm điện, một số người có thói quen không bật máy hút mùi khi đang nấu ăn, hoặc tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu ăn, điều này sẽ khiến khói dầu tồn tại xung quanh nhà. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí “Environmental Health Outlook” của Mỹ, khi sử dụng bếp gas, nếu hệ thống thông gió kém có thể khiến lượng khí carbon monoxide, nitrogen dioxide và formaldehyde trong nhà vượt quá tiêu chuẩn nghiêm trọng. Ba chất ô nhiễm này có rất nhiều trong khói thuốc.
Nếu hít phải khí này trong thời gian dài sẽ dễ làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Đây cũng chính là lý do mà nhiều phụ nữ dù không hút thuốc tuy nhiên lại mắc các bệnh về phổi.
Ngại đi khám định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ giúp bạn phát hiện kịp thời những vấn đề về sức khỏe. Ảnh: Vinmec
Nhiều người thường có tâm lý ngại đi khám sức khỏe định kỳ bởi họ cho rằng khám sức khỏe là một việc tốn thời gian và lo lắng về chi phí khám quá cao. Chính bởi nguyên nhân này nên rất nhiều bệnh nhân ung thư khi được phát hiện thì đã ở giai đoạn cuối, họ đã bỏ lỡ đi khoảng thời kỳ tốt nhất để điều trị.
Ung thư không đột ngột đến mà chúng được hình thành từ những thói quen xấu trong đời sống hằng ngày mà nhiều khi chúng ta vô tình không để ý. Chính vì vậy việc đi khám định kỳ sẽ giúp ta phát hiện sớm để kịp thời chữa trị, làm giảm thiểu các trường hợp xấu xảy đến với sức khỏe của bản thân.
Theo Aboluowang