5 thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày có thể đang phá hủy thắt lưng, làm cong vẹo cột sống, thậm chí ''gãy đôi'' nhưng rất nhiều người mắc phải
Thắt lưng là một trong những bộ phận kết nối quan trọng nhất trên cơ thể con người, nhiều hoạt động của cơ thể cần có sự hỗ trợ của thắt lưng, nếu không chú ý đến việc chăm sóc và giữ gìn sức khỏe vùng này, các vấn đề khác nhau sẽ dần dần xuất hiện.
- 10-04-2022Một món ăn giúp thanh nhiệt, giải độc mùa hè rất tốt, lại hỗ trợ hạ đường huyết hiệu quả, người khỏe mạnh dùng thường xuyên cũng nhận được rất nhiều lợi ích
- 10-04-2022Một loại "khoáng chất VÀNG" cho sinh lực phái mạnh: Bổ sung đầy đủ còn giảm nguy cơ ung thư, chữa chứng hói đầu hiệu quả
- 09-04-2022Hành trình kinh ngạc của một người phụ nữ mắc bệnh trầm cảm, lo lắng về cái chết, tự chữa lành tinh thần bằng chạy bộ đường mòn
Có thể ngay từ bây giờ bạn sẽ chưa cảm nhận được những tác hại không lường của các thói quen xấu đối với vùng thắt lưng. Tuy nhiên, khi chúng ta già đi, các triệu chứng đau lưng, đau không thể chịu nổi sẽ bắt đầu ập đến. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe vùng thắt lưng thật tốt là điều cấp thiết, tốt nhất hãy phá bỏ những thói quen xấu đang hủy hoại sức khỏe thắt lưng dưới đây.
1. Tư thế nửa nằm hoặc nửa dựa
Khi chúng ta ở tư thế nửa nằm nửa ngồi hoặc nửa dựa, thắt lưng của chúng ta không được nâng đỡ đầy đủ, độ cong sinh lý bình thường dễ bị thay đổi và dễ làm tăng áp lực của cơ thể lên thắt lưng, cột sống. Điều này khiến cột sống thắt lưng dễ biến dạng hoặc bị tổn thương và đặc biệt là dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Tư thế lành mạnh cho thắt lưng là nên cố gắng tránh nửa nằm hoặc nửa dựa, thay vào đó hãy ngồi thẳng lưng hoặc nghỉ ngơi và nằm thẳng để hỗ trợ tốt cho thắt lưng hoặc duy trì độ cong sinh lý bình thường của nó nhằm tránh bị tổn thương.
2. Ít vận động
Sau khi ngồi lâu, các cơ bị cứng và mỏi, con người thường dễ mắc các triệu chứng như đau thắt lưng.
Vì vậy, dù đang làm việc hay học tập, chúng ta đều có thể áp dụng phương pháp luân phiên sử dụng các tư thế ngồi và đứng để tránh trường hợp cơ thể ở một tư thế quá lâu và trở nên căng cứng, mệt mỏi. Hoặc ngồi một lúc rồi đứng dậy vươn vai cho đỡ mỏi lưng. Nói chung, bạn không nên giữ nguyên tư thế ngồi trong một thời gian dài, nếu không sẽ làm hỏng cơ psoas.
3. Ngồi vắt chéo chân
Chắc hẳn mọi người đều đã thực hiện hành động ngồi vắt chéo chân, và thậm chí đôi khi duy trì tư thế này trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, việc vắt chéo chân sẽ làm trọng tâm cơ thể chúng ta bị lệch, đồng thời cơ thể sẽ bị căng không đều, đặc biệt là phần trên hông và dưới hông có sự chênh lệch đáng kể, áp lực lên các đốt sống thắt lưng và ngực sẽ tăng lên, lúc này cột sống dễ bị biến dạng, trường hợp nặng sẽ gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Đối với những người đã mắc các bệnh lý về cột sống thắt lưng hoặc cột sống cổ thì tình trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn nếu duy trì tư thế ngồi này.
4. Cúi xuống để nhấc vật nặng bằng 1 tay
Cúi người để nhấc vật nặng sẽ làm tăng lực lên đĩa đệm cột sống thắt lưng của chúng ta, dễ gây thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, đặc biệt là đốt sống thắt lưng ở những bộ phận dễ bị tổn thương.
Nghiêm trọng hơn, khi nâng vật nặng bằng một tay sẽ khiến cơ thể chúng ta nghiêng toàn bộ, dẫn đến hướng của lực lên đĩa đệm và lực lên hai bên cột sống không đồng đều, và độ căng cơ cũng khác nhau, điều này sẽ gây hại cho đĩa đệm rất lớn. Vì vậy, chúng ta nên cố gắng giảm các động tác trực tiếp cúi xuống hoặc mang vác vật nặng bằng một tay.
Nếu bạn cần cúi người để nâng một vật nặng, trước tiên bạn nên thực hiện tư thế ngồi xổm, sau đó sử dụng sức mạnh của chân để nâng vật nặng lên để giảm thiểu tổn thương cho cột sống thắt lưng. Khi cầm vật nặng hơn, hãy dùng cả hai tay để duy trì sự cân bằng của lực trên cơ thể, và không dùng lực quá mạnh.
5. Đi giày cao gót trong thời gian dài
Khi đi giày cao gót sẽ khiến trọng tâm cơ thể chúng ta dồn về phía trước, lúc này độ cong của cột sống tăng lên và tập trung lực. Khi loại kích thích này tích tụ lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến cột sống và các cơ psoas, không tốt cho sức khỏe của chúng ta.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo nên hạn chế tối đa số lần mang giày cao gót, muốn đi cũng nên chọn những đôi giày cao gót có gót thấp. Khi đi bộ trên giày cao gót hãy có ý thức điều chỉnh trọng tâm trở lại.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, The Healthy
Pháp luật & Bạn đọc