5 thức uống cực kỳ tốt cho bệnh nhân tiểu đường, giúp hạ đường huyết nhanh và khuyến cáo 3 loại đồ uống nguy hiểm người khỏe mạnh cũng không nên dùng
Nếu có lượng đường huyết cao, bạn có thể sử dụng thay thế bằng những thức uống lành mạnh dưới đây.
- 03-10-2021Cả nhà 3 người bị ngộ độc, đi viện cấp cứu ngay trong đêm, nguyên nhân hóa ra là 1 thói quen dùng tủ lạnh mà nhiều gia đình Việt đều có
- 01-10-20215 loại thực phẩm mà tế bào ung thư "thích" nhất, rất nhiều người không hay biết mà nạp vào cơ thể mỗi ngày
- 26-09-2021Du lịch “trả thù” sau đại dịch: Kiệt sức vì Covid, nhiều người chán làm, bỏ lại công việc để lao đi du lịch bù đắp những ngày “chôn chân”
Khi nhắc đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2, nhiều người thường quan tâm đến thực phẩm mà mình tiêu thụ chứ không mấy để tâm đến nước uống. Nhưng nếu biết rằng đồ uống có tác động lớn như thế nào đến lượng đường trong máu, bạn hẳn sẽ phải ngạc nhiên,
Theo bác sĩ Lori Zanini (một chuyên gia thuộc Hiệp hội chăm sóc và giáo dục bệnh tiểu đường tại Los Angeles): Bất cứ thứ gì ở dạng lỏng có carbohydrate đều sẽ hấp thụ nhanh hơn cả thực phẩm mà chúng ta cần phải nhai, vì thế tiêu thụ những thức uống nhiều carbohydrate sẽ khiến lượng đường trong máu tăng vọt nhanh chóng.
Soda, trà ngọt, nước trái cây là những thức uống làm tăng đường huyết rõ rệt vì thế bạn cần ngừng tiêu thụ chúng ngay lập tức nếu đang mắc bệnh tiểu đường. Ngược lại, bạn có thể sử dụng thay thế bằng những thức uống lành mạnh dưới đây.
5 loại đồ uống giúp hạ đường huyết nhanh, tốt cho bệnh nhân tiểu đường
1. Nước lọc
Nước là một trong số ít đồ uống bạn có thể uống bao nhiêu tùy ý mà không cần phải lo lắng gì cả về tình trạng tăng đường huyết. Theo bác sĩ Lori Zanini: Uống nước cũng là một cách tuyệt vời để giữ đủ nước cho cơ thể. Đồng thời, nước giúp làm loãng máu, làm giảm lượng đường trong máu.
Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) khuyến nghị mỗi người nên uống 8 ly nước với thể tích 8 ounce/ly, tương đương với khoảng 2 lít mỗi ngày.
2. Nước ép cà chua
Bác sĩ Zanini cho biết: Dù có thích uống nước ép trái cây thì bạn cũng nên tránh các loại nước ép có chứa đường. Thay vào đó, hãy chọn lựa nước ép rau củ, ví dụ như nước ép cà chua. Nhưng cần nhớ rằng, bạn phải tiêu thụ nước ép cà chua 100% nguyên chất, không có muối hay đường.
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng, tiêu thụ một quả cà chua mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp, phòng ngừa bệnh tim mạch có liên quan đến tiểu đường loại 2.
3. Cà phê và trà xanh không đường
Người tiểu đường có thể uống cà phê, trà xanh ở mức độ vừa phải. Theo Katherine Basbaum, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tại khoa tim mạch và phục hồi chức năng tim tại Hệ thống Y tế Đại học Virginia ở Charlottesville: Tốt nhất bạn nên uống cà phê và trà xanh không đường. Nghiên cứu cho thấy rằng cà phê và trà - đặc biệt là trà xanh - có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Một nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ ít nhất 6 tách trà xanh hoặc 3 tách cà phê mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn 33% so với những người tiêu thụ chỉ 1 cốc mỗi loại/tuần.
4. Trà thảo mộc
Trà thảo mộc là một lựa chọn tuyệt vời để tăng hương vị cho phần nước lọc. Chẳng hạn, rễ cam thảo mang lại hương vị ngọt ngào tinh tế mà không làm tăng lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu trên động vật từ năm 2007 cho thấy mức đường huyết đã giảm ở những con chuột mắc bệnh tiểu đường sau khi chúng tiêu thụ chiết xuất cam thảo. Điều này cho thấy rằng cam thảo có thể có khả năng làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.
5. Giấm táo
Giấm táo là sản phẩm được làm từ táo. Đầu tiên, táo được nghiền nhỏ sau đó cho lên men. Giấm táo rất tốt cho sức khỏe nhờ vào thành phần chứa 4-8% axit axetic. Đây là thức uống rất phổ biến tại Nhật Bản - quốc gia có tỉ lệ béo phì, tiểu đường tương đối thấp.
Giấm táo là thức uống giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Theo Healthline, một nghiên cứu ở những người mắc bệnh tiểu đường đã báo cáo rằng tiêu thụ 2 muỗng canh giấm táo trước khi đi ngủ làm giảm lượng đường trong máu lúc đói xuống 4% vào sáng hôm sau. Nhiều nghiên cứu khác ở người cho thấy giấm táo có thể cải thiện chức năng insulin và giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Bạn cần lưu ý là không nên uống giấm nguyên chất. Nên pha khoảng 10-30ml vào 1 cốc nước và uống hỗn hợp này mỗi ngày một lần. Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng giấm táo như một loại nước sốt thơm bổ sung rất nhiều cho các món salad làm từ trái cây.
3 loại đồ uống mà người tiểu đường nhất định phải tránh
1. Soda và nước tăng lực
Soda và các đồ uống có đường khác không gây no vì chúng chỉ chứa carbs đơn giản và không có chất xơ. Điều này khiến cho chúng ta có xu hướng uống nhiều hơn.
Loại thức uống này không chỉ không có lợi cho sức khỏe mà còn có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến. Gây tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
2. Nước ép trái cây đóng hộp
Chúng ta có thể thưởng thức nước ép trái cây tươi, 100% nguyên chất ở mức độ vừa phải. Chứ không nên dùng các loại nước ép đóng hộp bởi chúng thường chứa nhiều đường hoặc xi-rô ngô, thậm chí có thể không chứa nước trái cây thực sự.
3. Đồ uống có cồn
Rượu ảnh hưởng đến cách gan sản xuất glucose, có thể dẫn đến giảm lượng đường trong máu bất ngờ hoặc hạ đường huyết quá mức. Đây có thể là một vấn đề đối với những người đang sử dụng insulin.
Theo Everydayhealth, Medicalnewstoday
Trí Thức Trẻ