MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

50% dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đến từ thiên đường thuế

Dù Việt Nam thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài song thực chất số tiền thuế thu về không lớn. Trong đó, một số địa danh đầu tư lớn nhất vào Việt Nam như Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, quần đảo British Virgin... đều là những thiên đường thuế.

Thông tin trên được chuyên gia của Oxfam đưa ra tại hội thảo về Thuế và Bất bình đẳng diễn ra chiều ngày 7-10.

Nghiên cứu của Oxfam chỉ ra, khủng hoảng bất bình đẳng diễn ra nghiêm trọng đe dọa tiến trình nghèo đói, khi 85 người giàu nhất thế giới sở hữu tài sản của 3,5 tỷ người. Đến năm 2016 thì 1% người giàu nhất thế giới sở hữu 50% giá trị tài sản toàn cầu.

Vụ rò rỉ thông tin về thuế gây chấn động là Hồ sơ Panama khi bị phát hiện ra, công ty Mossack Fonseca - được lập ra trốn thuế cho các tổ chức cá nhân. Cứ 10 phút, họ tạo ra một công ty ở nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các thiên đường trốn thuế đã tăng 4 lần từ năm 2001. Nguồn vốn đổ vào tăng nhanh gấp 2 lần GDP toàn cầu.

Nghiên cứu của Oxfam chỉ ra, thiên đường thuế là nền kinh tế nhân tạo. Đơn cử như quần đảo Cayman thu hút FDI nhiều hơn Brazil gấp 7 lần, nhiều hơn Trung Quốc gấp 3 lần, trong khi họ chỉ có 69 ngàn dân. Điều này cho thấy đây là một nền kinh tế ảo. Theo đó, một nửa giá trị thương mại toàn cầu được thông qua một thiên đường thuế.

60% giá trị thương mại toàn cầu là giữa các công ty của một tập đoàn. Theo Oxfam nơi tạo ra lợi nhuận lại không được khai báo để đóng thuế. Bởi thực tế các công ty đa quốc gia có thể chỉ phải trích 5% lợi nhuận cho các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp có nghĩa vụ phải chi trả. Những lợi nhuận này được chuyển tới thiên đường thuế.

Châu Á là nơi có số lượng lớn nhất các dòng tài chính phi pháp, chảy từ châu Á ra thế giới. Theo nghiên cứu có 65% là do lạm dụng, DN 30% tội phạm và 5% do tham nhũng gây nên, song đều là do chính DN lợi dụng vấn đề này. Theo ước tính, điều này dẫn tới các nước nghèo thất thoát 100 tỉ USD mỗi năm do trốn thuế.

Tại Việt Nam, 50% FDI đầu tư vào Việt Nam là đến từ thiên đường thuế nên lợi nhuận đều chuyển về đó. Dù Việt Nam thu hút nhiều đầu tư song thực chất số tiền thuế thu về khônq lớn. Trong đó một số nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam từ Hồng Kông, Singapore, quần đảo British Virgin... thì đều là những thiên đường thuế.

Việt Nam thường có thỏa thuận thuế APA (cơ chế thỏa thuận giá trước) cũng gây ra khó khăn trong ngăn chặn việc trốn thuế. Trong khi tại nhiều nước, do có lo ngại có thể xảy ra vấn đề tham nhũng khi có thỏa thuận này, nên nhiều quốc gia đã không ký thỏa thuận này.

Theo chuyên gia của Oxfam, có thể cấm vận với những dòng đầu tư đến từ thiên đường thuế. Người dân cũng có thể kiến nghị chính sách để đòi bình đẳng.

Để chuyển các lợi nhuận đến thiên đường thuế các doanh nghiệp làm bằng cách như chuyển giá, vay nội bộ và tài sản vô hình như thương hiệu, sở hữu trí tuệ... đều được đăng ký ở thiên đường thuế. Dù có nhiều cửa hàng ở khắp nơi song lợi nhuận thực tế được chuyển về thiên đường thuế.

Chuyển giá sẽ được thực hiện như sau: một sản phẩm được sản xuất ban đầu là Việt Nam sau đó bán thiên đường thuế với mức giá tăng lên rất cao, có thể từ 1 USD lên 100 USD. Khi bán sang nước thứ ba thì mức giá chỉ tăng thêm rất ít. Như vậy, lợi nhuận ở Việt Nam và nước thứ ba thu về rất thấp nên các tập đoàn nước ngoài chỉ đóng thuế rất ít, trong khi ở nước xuất khẩu thứ hai mặc dù có giá trị lớn nhưng đây là thiên đường miễn thuế nên không phải đóng thuế.

Khoản vay nợ nội bộ trong công ty cũng là hình thức chuyển giá, khó có thể biết được vì vấn đề này thuộc vào điều khoản bảo mật của doanh nghiệp. Khoản tiền này cũng đi qua nhiều nơi, do công ty mẹ yêu cầu công ty con phải vay, và phải trả khoản vay đó với lãi suất cao. Dẫn tới doanh nghiệp phải chuyển đi khoản tiền lớn về công ty mẹ, nên buộc phải thông báo là lỗ. DN này sau đó có thể đóng cửa hoặc di dời công ty sang nước khác mà không phải đóng khoản thuế nào.

Vấn đề là phải minh bạch hơn, thay đổi vấn đề là thuế cần được đóng ở đâu. Cần phải thay đổi ưu đãi thuế ở các quốc gia, chấm dứt những thiên đường thuế này. Những nội dung này lại không được OECD đưa vào, nên vấn đề này phải được đưa ra Liên Hiệp quốc.

An Ngọc

Tài chính Plus

Trở lên trên