500.000 người chết mỗi năm vì loại chất béo được coi là "quả bom trên bàn ăn", WHO cũng phải lên tiếng kêu gọi loại bỏ
Đáng tiếc nó lại có trong thực phẩm chúng ta hay ăn, nếu thấy một số dấu hiệu cần đi khám ngay.
- 03-12-2021Nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều uế khí mà lại phạm phải 5 vị trí cấm kỵ này thì tiền bạc của cải "đội nón ra đi", không gì cứu vãn!
- 02-12-2021Bí đỏ rất bổ nhưng 4 kiểu người này phải kiêng kỵ : Tào tháo đuổi, dạ dày tổn thương, ăn ngon mà rước bệnh vào người thì nên từ bỏ
- 30-11-2021Cứ 30s lại có 1 bệnh nhân đái tháo đường phải cắt cụt chân trên thế giới: Bác sĩ BV Đại học Y Hà Nội hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc bàn chân hiệu quả để không bị “tàn phế”
Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người trong chúng ta tuỳ tiện lựa chọn thức ăn nhanh như bánh rán, gà rán, xúc xích... cho các bữa ăn của mình mà không biết rằng những món bạn đang ăn đó có thể chứa một loại chất béo cực có hại cho sức khoẻ, ngay cả WHO cũng đang nỗ lực lên tiếng kêu gọi loại bỏ.
Đó chính là chất béo chuyển hoá. Có thể bạn đã nghe nói rằng chất béo chuyển hoá không tốt, nhưng bạn có thực sự biết nó gây hại như thế nào không?
500.000 người chết mỗi năm vì loại chất béo chuyển hóa, WHO kêu gọi loại bỏ chất béo chuyển hóa trong vòng 5 năm
Chất béo chuyển hóa, còn được gọi là axit béo trans, là tên gọi chung của axit béo không bão hòa có chứa liên kết đôi trans. Chúng hình thành trong quá trình chế biến thực phẩm, bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn, nhằm giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn, bắt mắt và hấp dẫn người tiêu dùng hơn.
Trans fat có trong thực phẩm nào?
Cụ thể, trans fat có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như:
Bánh các loại: Bánh cracker, cookies, bánh ngọt, bánh gato, bánh nướng và các thực phẩm nướng khác...
Đồ ăn nhanh: Gà rán, pizza, khoai tây chiên...
Đồ ăn chiên rán nhiều dầu: Bánh khoai, bánh chuối, bánh rán...
Đồ ăn chế biến sẵn: Bắp rang bơ, snack, mì ăn liền...
Shortening và margarine: Bơ thực vật các dạng (dạng thỏi và dạng chứa trong chai)...
Việc tiêu thụ chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim của một người lên 21% và tử vong sớm lên 28%, theo WHO (Tổ chức Y tế thế giới). Dầu hydro hóa một phần cũng dẫn đến tăng viêm và rối loạn chức năng nội mô, một tình trạng trước xơ vữa động mạch và tắc nghẽn động mạch. Trên toàn cầu, khoảng 500.000 người chết mỗi năm do bệnh tim mạch do chất béo chuyển hóa gây ra. CDC cho biết việc giảm tiêu thụ chất béo chuyển hóa sẽ ngăn ngừa từ 10.000 đến 20.000 cơn đau tim mỗi năm và 3.000 đến 7.000 ca tử vong do bệnh tim mạch vành hàng năm, ở Hoa Kỳ.
Năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố một kế hoạch toàn diện để loại bỏ các axit béo chuyển hóa được sản xuất công nghiệp khỏi nguồn cung cấp thực phẩm toàn cầu vào năm 2023.
"Tại sao con cái chúng ta phải có một thành phần không an toàn như vậy trong thực phẩm chúng ta ăn?", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.
Một số quốc gia giàu có đã hầu như loại bỏ chất béo chuyển hóa bằng cách đặt giới hạn về số lượng cho phép trong thực phẩm đóng gói. Một số đã cấm các loại dầu hydro hóa một phần, nguồn chính của chất béo chuyển hóa được sản xuất công nghiệp, WHO cho biết.
Tiêu thụ nhiều chất béo chuyển hóa có thể gây ra gánh nặng nghiêm trọng cho cơ thể chúng ta
Một mặt, lượng chất béo chuyển hóa lớn làm tăng tính nhất quán của máu, tăng tốc độ huyết khối. Mặt khác, sự tích tụ chất béo chuyển hóa cũng có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, làm tăng hàm lượng cholesterol xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Đó là lý do tại sao chất béo chuyển hóa được gọi là "chất béo ma quỷ", "quả bom trên bàn ăn".
WHO khuyến cáo rằng lượng calo chúng ta tiêu thụ hàng ngày từ chất béo chuyển hóa không được vượt quá 1% tổng lượng calo của thực phẩm (tương đương với ăn ít hơn 2g chất béo chuyển hóa mỗi ngày). Theo một nghiên cứu được công bố trước đó trên tạp chí y học New England, nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành tăng 25% mỗi khi tỷ lệ này tăng 2% (tương đương với 4g mỗi ngày).
Dấu hiệu cơ thể "cầu cứu" khi tiêu thụ nhiều chất béo chuyển hoá
Nếu bạn có một tỷ lệ quá cao chất béo chuyển hóa trong chế độ ăn uống, đôi khi bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, tức ngực khó thở và thậm chí ngứa ran ở ngực. Đây có thể là những dấu hiệu cầu cứu từ cơ thể. Nếu có những biểu hiện này đã kéo dài trong một thời gian, bạn càng cần phải hết sức chú ý, kiểm tra sức khoẻ kịp thời và can thiệp sớm để tránh tiến triển thành bệnh tim mạch.
Nếu bạn gặp những vấn đề bất thường về lipid máu gây ra bởi sự mất cân bằng chế độ ăn uống lâu dài này, bác sĩ sẽ khuyến khích để lựa chọn phương pháp giảm lipid tự nhiên trước tiên bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống.
Trong thực tế, các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo chuyển hóa cao được đề cập ở trên chủ yếu là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp và nhiều chất béo, đường. Nếu tiêu thụ nhóm thực phẩm này lâu dài sẽ dễ dẫn đến bệnh tim mạch, béo phì và các vấn đề khác sức khoẻ khác. Để tránh những nguy hiểm cho sức khoẻ, bạn cần cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống của mình một cách kịp thời và giảm lượng thực phẩm chế biến giàu chất béo chuyển hóa.
Bên cạnh đó, trong nấu ăn gia đình hàng ngày, bạn cũng nên chú ý đến việc sử dụng nhiều phương pháp nấu ăn truyền thống như hấp và hầm, tránh chiên ở nhiệt độ cao lặp đi lặp lại để giảm hàm lượng chất béo chuyển hóa được sản sinh ra.
Bạn cũng nên tập thể dục nhiều hơn. Tập thể dục bền lâu có thể mang lại lợi ích tuyệt vời cho cơ thể chúng ta. Nó làm mềm các mạch máu và giảm lưu trữ chất béo - một cách để giữ cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh.
Pháp luật & Bạn đọc