5G sẽ đem lại 1,5 tỷ USD cho các nhà mạng Việt Nam vào năm 2025
Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào cho biết, .
Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào nhấn mạnh, 5G sẽ là hạ tầng số gần như thay thế cơ sở hạ tầng vật lý trong việc xây dựng nền tảng cũng như kết nối xã hội tương lai.
- 23-05-2022Báo Mỹ nói gì về việc Apple muốn đẩy mạnh sản xuất ở Việt Nam?
- 23-05-2022Sản phẩm công nghệ Việt lọt top báo cáo quốc tế G2 do người dùng bình chọn
- 23-05-2022CEO Satya Nadella, người ‘tái thiết’ Microsoft
Mục tiêu của Bộ TT&TT đẩy nhanh tốc độ triển khai 5G tại Việt Nam và nằm trong nhóm quốc gia đi đầu trong công nghệ này. Vậy theo ông, cách nào để Việt Nam vẫn tiên phong về 5G mà tránh bị rủi ro hay phụ thuộc vào công nghệ?
Từ năm 2019, 5G đã được phát triển ở Hàn Quốc, Úc, Mỹ và Thuỵ Sỹ. Hiện Ericsson đã triển khai 5G cho 121 nhà mạng ở 54 quốc gia, như vậy có thể thấy công nghệ 5G đã hoàn thiện và ổn định. Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng khi thúc đẩy mạng 5G thử nghiệm thương mại từ tháng 12/2020. Chúng ta sẽ có những kinh nghiệm hay khi chính thức áp dụng công nghệ này.
Trong thời gian tới, chúng tôi muốn đưa các hoạt động nghiên cứu phát triển của Ericsson tới Việt Nam, có rất nhiều công ty startup đã đóng góp vào sự phát triển công nghệ tại Việt Nam thông qua các nghiên cứu, phát triển. Chúng tôi mong muốn tìm kiếm, rà soát đánh giá để đưa một số công ty công nghệ Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Ericsson.
Một điều đặc biệt quan trọng nữa là Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Muốn tận dụng cơ hội đó Việt Nam phải tiếp tục thu hút đầu tư vào ngành ICT và việc ứng dụng công nghệ mới để phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là công nghệ 5G.
Để có thể tự chủ, tự lập về mặt công nghệ thì việc sử dụng công nghệ tự phát triển rất quan trọng. Nhưng phải tạo ra sự cân đối giữa công nghệ tự phát triển và các nhà khai thác lớn như Ericsson.
5G là tương lai và rất quan trọng với nền kinh tế Việt Nam, nhưng 4G vẫn còn vận hành và khai thác hiệu quả. Theo ông, các nhà khai thác tại Việt Nam sẽ giải quyết bài toán này như thế nào?
Triển khai 5G cũng giống như các thế hệ dịch vụ di động 2G, 3G và 4G. 2G đã có tại Việt Nam từ những năm 90 nhưng đến 2009 - 2010 khi triển khai 3G cũng giống như hòn đảo trên biển 2G, sau này hòn đảo đó dần dần mở rộng ra và trở thành biển. 4G cũng tương tự như vậy và bây giờ 5G đang lặp lại quá trình đó.
Trong thời gian tới, khi đấu giá tần số xong có thể những hòn đảo 5G này sẽ được triển khai ở các khu dân cư, thành phố lớn có mật độ cao hay khu công nghiệp, ví dụ như các tỉnh có hoạt động công nghiệp như Bắc Ninh, Hải Dương, Bình Dương, Đồng Nai… Cuối cùng, những hòn đảo 5G này sẽ trở thành biển.
Song đối với Việt Nam, 4G vẫn còn quan trọng và tồn tại trong nhiều năm nữa. Việc tiếp tục đầu tư vào 4G cũng rất quan trọng bởi trong vài năm nữa 4G vẫn là mạng phổ biến. Chúng ta thấy rằng sau thời kỳ đại dịch, mọi người chuyển dần sang thói quen làm việc online nên yêu cầu về mạng băng rộng di động sẽ rất lớn, cần mở rộng dung lượng mạng 4G. Tuy nhiên, 5G sẽ được triển khai ở các điểm nóng, khu công nghiệp, thành phố lớn và sau đó có thể phát triển nhanh từ năm 2025.
Theo ông, khi chính thức triển khai 5G sẽ tác động như thế nào đối với ngành kinh tế Việt Nam và tạo ra sự khác biệt gì so với 4G?
5G sẽ là hạ tầng số gần như thay thế cơ sở hạ tầng vật lý trong việc xây dựng nền tảng cũng như kết nối xã hội tương lai. Cơ sở hạ tầng số này tạo ra kết nối không chỉ giữa con người với con người mà còn giữa con người với máy móc, giữa máy móc với máy móc. Đó là những cơ sở tạo ra tự động hóa cũng như việc chuyển đổi giữa các ngành công nghiệp.
Khi chuyển từ 4G lên 5G thì không chỉ người dân và người tiêu dùng được hưởng lợi, thậm chí những nhà khai thác cũng được hưởng lợi rất nhiều vì băng tần được sử dụng hiệu quả hơn, công suất và năng lượng tiêu thụ của cơ sở hạ tầng vật lý cũng giảm đi. Thông thường người ta tính mức tiêu thụ năng lượng của trạm gốc 5G giảm 10% so với 4G. Đối với Ericsson thì thiết bị vô tuyến mới có mức độ tiêu thụ năng lượng giảm 35% so với hệ thống thiết bị sản xuất năm 2016. 5G có độ trễ cực kì thấp 1mili giây nên sinh ra rất nhiều ứng dụng mới như robot trong công nghiệp, phẫu thuật từ xa đều đòi hỏi có độ chính xác rất cao và độ trễ thấp.
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng đến năm 2030, 5G sẽ đem lại cho các nhà khai thác Việt Nam doanh thu 1,5 USD. Đến năm 2025, 5G có khả năng đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 7,3 đến 7,4% bởi công nghệ này có thể nâng cao năng suất lao động, hiệu suất làm việc của doanh nghiệp. Ngoài ra, 5G còn góp phần phát triển về mặt xã hội và kỹ năng số của người dân Việt Nam, từ đó tạo ra những công việc liên quan tới khoa học, công nghệ, môi trường, sản xuất.
Theo thống kê, hiện có 67% việc làm tại Việt Nam chủ yếu trong các lĩnh vực đơn giản như sản xuất, nông nghiệp, bán lẻ, ngư nghiệp thuỷ sản… Nhưng trong tương lai tự động hoá, các công nghệ mới như 5G sẽ làm tăng năng suất lao động và hiệu suất của nền kinh tế Viêt Nam. Thông qua 5G, người dân có thể thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thúc đẩy kinh doanh với tinh thần cách mạng 4.0 nên sẽ tạo thêm nhiều loại hình công việc mới nhưng cũng làm biến mất một số công việc cũ. Với 5G, người ta có thể làm việc ở bất kỳ đâu.
Đến năm 2025, năng suất lao động của Việt Nam dự kiến tăng 7,7% và năm 2030 tăng 7,5%; nền kinh tế số sẽ đóng góp 20% tổng GDP của Việt Nam vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. Đây là những con số hay tham vọng của Việt Nam với kết quả tạo ra bởi nhiều yếu tố nhưng 5G là yếu tố bao trùm.
Mới đây, Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển 6G với mục tiêu đi đầu thế giới về nghiên cứu và triển khai 6G. Dưới góc nhìn cá nhân, ông có thể chia sẻ điều gì về khát vọng này của Việt Nam?
Việt Nam là một trong số rất ít nước trên thế giới có Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển 6G. Quá trình tiêu chuẩn hóa các công nghệ thường mất khoảng 10 năm, như vậy thời điểm 6G có thể thương mại hóa được vào khoảng năm 2030. Việc thúc đẩy nghiên cứu sớm là một bước đi thông minh, khi mà chúng ta phải chuẩn bị và lập kế hoạch ngay từ bây giờ cho 6G. Bản thân Ericsson cũng tham gia nghiên cứu 6G để hình dung xem công nghệ này như thế nào và lợi ích mà nó đem lại cho xã hội. Chúng tôi đã làm việc với các cơ quan Chính phủ về 6G và sẽ hợp tác với Việt Nam phát triển công nghệ này.
Cảm ơn ông!
ICT News