Một đài địa phương có 48 kênh YouTube, 25 Fanpage
Nhiều đài truyền hình, phát thanh liên tục đổi mới về hình thức, phương thức sản xuất nội dung trước xu thế chuyển đổi số ngày càng phát triển.
- 21-10-2024Có một ‘chuyến tàu sức khỏe’ đang lăn bánh từ các thành phố lớn cho đến từng ngõ hẹp của các tỉnh miền núi và khu vực ĐBSCL
- 21-10-2024Sao Việt đổ bộ lên TikTok bán hàng: 'Nữ hoàng nội y' Ngọc Trinh, hoa hậu Hương Giang hút hàng triệu lượt xem, nhưng vẫn thua kém một ‘chiến thần’ livestream
- 21-10-2024Đổi căn cước công dân sang thẻ căn cước cần mang giấy tờ gì?
- 21-10-2024Ứng dụng mua sắm Temu vừa vào Việt Nam là gì: Vì sao một quốc gia Đông Nam Á phải ban lệnh cấm?
Ngày 21-10, Cục truyền thông Công an nhân dân (CAND) - Bộ Công an tổ chức Hội thảo thực tế sản xuất nội dung trên nền tảng số.
Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong, Cục trưởng Cục truyền thông CAND; đại diện Hội Nhà báo Việt Nam; các diễn giả cùng hơn 220 đại biểu là các phóng viên, biên tập viên, đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, báo chí của công an các đơn vị, địa phương đã tham dự.
Tại hội thảo, các đại biểu tìm hiểu các chuyên đề về nâng cao năng lực cạnh tranh của phát thanh - truyền hình trong thời đại số từ kinh nghiệm của Đài Truyền hình Việt Nam; thực tế sản xuất các chương trình nội dung số của các kênh truyền hình tại Việt Nam; liên kết sản xuất và phân phối nội dung số trên đa nền tảng...
Các đại biểu cho rằng trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số và các nền tảng mạng xã hội, các cơ quan báo chí đứng trước rất nhiều áp lực về khán giả, nguồn thu và việc cạnh tranh thông tin.
Thực tế này đòi hỏi cơ quan báo chí phải có bước chuyển mình phù hợp để tồn tại và phát triển, trong đó, chuyển đổi số là một trong những nhân tố quan trọng, là xu hướng tất yếu.
Nội dung, hình thức thông tin của các báo, đài cần phong phú, hữu ích, bắt kịp xu thế thị hiếu độc giả cũng như cung cấp các thông tin chính thống. Đặc biệt lưu ý các thể loại phóng sự, điều tra, phim tài liệu hay các loại hình talkshow, gameshow... Có thể tận dụng các nền tảng có hỗ trợ tạo video ngắn như TikTok, Facebook (Reels), YouTube (Shorts) để tạo nội dung hấp dẫn, bắt kịp xu hướng...; hoặc livestream các sự kiện, hoạt động nhằm tạo tương tác trực tiếp với khán giả.
Với phát thanh là những bản tin cập nhật hay các hình thức khác như e-book, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR)...
Đại diện Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long chia sẻ thời gian qua, đơn vị đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm chuyển đổi số, trong đó có giải pháp đa dạng hóa phương thức cung cấp nội dung, đưa nội dung các chương trình của đài lên các nền tảng.
Đài không chỉ thành lập trang thông tin điện tử tổng hợp www.thvl.vn, triển khai truyền hình online, phát thanh online..., mà từ năm 2014 đã có một kênh YouTube để quảng bá các chương trình của đài, đặc biệt là chương trình giải trí, ca nhạc, phim truyện Việt Nam... Đến nay, đài đã có 48 kênh YouTube. Ngoài ra còn có 25 Fanpage, 1 kênh Instagram, 4 kênh TikTok, 1 kênh X (trước đây là Twitter ), 1 kênh Threads, 4 kênh Zalo video, 5 kênh Dailymotion.
Năm 2017, đài này cho ra đời ứng dụng THVLi cho phép người dùng xem trực tuyến và xem lại toàn bộ nội dung trên thiết bị di động, smartTV, laptop, máy tính để bàn...
Hội thảo thực tế sản xuất nội dung trên nền tảng số là hoạt động nằm trong khuôn khổ Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV năm 2024. Hội thảo nhằm trang bị cho các cơ quan báo chí những kiến thức, kỹ năng truyền thông hiện đại, ứng dụng trên nền tảng số.
Người lao động