MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

6 bài học kinh nghiệm lớn nhất về sự nghiệp và tiền bạc mà bất cứ người trong độ tuổi 22 - 31 nào cũng nên biết, đừng đợi tới khi già rồi mới hối tiếc

01-04-2022 - 14:47 PM | Sống

6 bài học kinh nghiệm lớn nhất về sự nghiệp và tiền bạc mà bất cứ người trong độ tuổi 22 - 31 nào cũng nên biết, đừng đợi tới khi già rồi mới hối tiếc

Tôi đã tổng kết được một số bài học về tiền bạc và sự nghiệp mà mình đã học được trong suốt gần một thập kỷ đã tạo nên sự khác biệt lớn nhất trong cuộc đời mình và muốn chia sẻ chúng với các bạn.

Khi tôi bắt đầu viết về tiền và sự nghiệp, tôi mới tốt nghiệp đại học với những hiểu biết sơ sài về thị trường, tín dụng và thế giới tài chính cá nhân. Tôi không biết quỹ chỉ số là gì và suy nghĩ của tôi về việc lập ngân sách chỉ dừng lại ở việc mong có đủ tiền trong tài khoản để sử dụng cho đến ngày lĩnh lương tiếp theo.

Cho tới hiện tại, tôi vẫn còn cần phải học hỏi rất nhiều. Tuy nhiên, trong suốt tám năm làm việc trong lĩnh vực truyền thông chuyên nghiệp, tôi đã may mắn được nói chuyện với vô số người - những người đã cho tôi những lời khuyên và sự khôn ngoan vô giá. Trong quá trình đó, tôi đã đạt được nhiều thành tựu, thăng chức, tăng số tiền tiết kiệm và xây dựng được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống với mình.

Hy vọng rằng bạn có thể rút ra được một vài gợi ý nào đó cho mình, dù chỉ đơn giản là việc tiết kiệm thêm được một chút tiền.

1. Không tồn tại cái gọi là "việc nhẹ lương cao"

Có rất ít thứ trong cuộc sống được cho đi miễn phí. Nếu bạn bắt gặp thứ gì đó hứa hẹn mang tới cho bạn tiền bạc, danh vọng hay một số thứ đáng mơ ước khác mà "đơn giản, dễ làm, không vất vả", chẳng hạn như một cơ hội kinh doanh mà một người quen đang thổi phồng, một dịch vụ hứa hẹn giúp bạn trả hết nợ hoặc một khoản đầu tư mới sẽ tăng gấp đôi số tiền của bạn… hãy cảnh giác!

Những kiểu lừa đảo này hoạt động vì chúng lợi dụng những người ở trong tình huống dễ bị tổn thương hoặc hứa sẽ hỗ trợ chúng ta hết mình. Nhưng trên đời này không có cái gọi là tiền "dễ dàng" hay trả lại ít hơn số tiền bạn nợ. Rất có thể, những "món hời" đó sẽ khiến bạn rơi vào tình thế tồi tệ hơn so với lúc bạn bắt đầu.

2. Chủ động yêu cầu những gì bạn muốn

Sẽ thật tuyệt nếu nhà tuyển dụng trả cho chúng ta nhiều tiền hơn, một chức danh tốt hơn hay những trách nhiệm mà chúng ta khao khát chỉ vì họ ấn tượng với công việc và năng suất của chúng ta! Nhưng, thế giới không hoạt động như vậy đối với hầu hết mọi người, bạn phải biết yêu cầu những gì bạn muốn.

Một số người bẩm sinh đã giỏi trong việc này, nhưng cá nhân tôi đã phải mất rất nhiều năm để học được bài học này và tới tận bây giờ, tôi vẫn đang học hỏi. Mỗi khi tôi lấy hết can đảm để yêu cầu những gì tôi muốn - có thể là nhiều tiền hơn, là các điều khoản khác nhau trong hợp đồng lao động hay thậm chí là cho loại cocktail tôi đã đặt, chứ không phải thứ tôi bị đưa nhầm - tôi không chỉ đang bảo vệ bản thân, mà còn trở nên tự tin hơn.

6 bài học kinh nghiệm lớn nhất về sự nghiệp và tiền bạc mà bất cứ người trong độ tuổi 22 - 31 nào cũng nên biết, đừng đợi tới khi già rồi mới hối tiếc - Ảnh 1.

3. Bắt đầu tiết kiệm

Hãy bắt đầu tiết kiệm và đầu tư càng sớm càng tốt. Điều này có thể khó khăn, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu và bạn không có đủ tiền hay thời gian cho nó. Nhưng mỗi đồng tiền bạn bỏ ra hiện tại là một chút yên tâm cho một ngày sau này.

Mặc dù tôi đã thiết lập khoản lương hưu tự động trong tám năm, tôi vẫn luôn cố gắng tiết kiệm ngoài tài khoản đó. Luôn có thứ gì đó để mua, người để hẹn hò, một nhà hàng mới để thử.

Hãy bắt đầu ngay hôm nay: một vài đồng tiền nhỏ bé có vẻ không đáng để bận tâm ở hiện tại, nhưng bạn sẽ cảm ơn chính mình trong tương lai.

4. Dành thời gian cho chính mình

Tôi bắt đầu sự nghiệp của mình trong lĩnh vực báo chí kinh doanh sâu trong nền văn hóa hối hả: Làm việc chăm chỉ mọi lúc mọi nơi, được coi là lý tưởng, thậm chí là mệnh lệnh đạo đức. Nếu bạn không thể khoe khoang về việc bạn luôn bận rộn và ngủ ít như thế nào, điều đó đồng nghĩa với việc bạn chưa cố hết sức mình hoặc bạn làm điều gì đó sai.

Nhưng mọi thứ đã thay đổi một chút trong vài năm qua, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19, thay vì nói về năng suất, hiện tại chúng ta đang có một cuộc trò chuyện lớn hơn về tình trạng kiệt sức và những gì chúng ta nợ các nhà tuyển dụng và bản thân.

Tuy nhiên, văn hóa hối hả còn lâu mới chết - và khi bạn phải làm hai công việc chỉ để trả tiền thuê nhà, nó có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn. Nó thường là một đặc ân để bạn chọn không tham gia. Sau nhiều năm, tôi nhận ra rằng giá trị của việc dành thời gian để làm những gì khiến tôi thực sự cảm thấy thư giãn đem lại cho tôi cảm giác hài lòng hơn nhiều so với việc dành hàng giờ trên chiếc máy tính xách tay của mình. Đối với tôi, đó là đi dạo, nướng bánh, cố gắng ăn một vài loại trái cây và rau mỗi ngày, và gạt email sang một bên để đọc sách hoặc viết thư cho bạn bè.

Điều này tốt cho bạn, đơn giản vì bạn là con người và bạn có thể mở rộng thế giới của mình ra ngoài công việc.

6 bài học kinh nghiệm lớn nhất về sự nghiệp và tiền bạc mà bất cứ người trong độ tuổi 22 - 31 nào cũng nên biết, đừng đợi tới khi già rồi mới hối tiếc - Ảnh 2.

5. Có thể hoài nghi, nhưng vẫn cần một mục tiêu để phấn đấu

Là một tác giả viết về tiền bạc thuộc thế hệ Y, thật khó để không hoài nghi về mọi thứ. Sự nghiệp và tài chính của chúng ta đã bị lung lay bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cuộc Đại suy thoái và đại dịch Covid-19. Trung bình, chúng ta đang kiếm được ít hơn so với độ tuổi của cha mẹ mình, mặc dù được giáo dục nhiều hơn và chi phí cho mọi thứ như nhà ở, trường học, bảo hiểm y tế lại cao hơn đáng kể. Và tất cả những điều này đang diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng tồi tệ.

Xã hội hiện tại khiến phần lớn những người bình thường như chúng ta hoài nghi về tương lai. Ai quan tâm đến một vị trí công việc tốt hơn giữa đại dịch toàn cầu? Tại sao phải tiết kiệm để nghỉ hưu khi chúng ta sẽ không bao giờ nghỉ hưu?

Tôi không có câu trả lời cho những câu hỏi đó, và tin tôi đi, chính bản thân tôi cũng luôn nghĩ về chúng liên tục. Nhưng có một điều tôi biết chắc chắn đó là không hành động gì khi đối mặt với tất cả những thách thức này sẽ chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Không tiết kiệm để nghỉ hưu, tuổi già của bạn chắc chắn sẽ khó khăn hơn.

Cuộc sống là như vậy, bạn không bao giờ biết được ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì, hoài nghi là thường thái, và một mục tiêu để làm động lực và tiến lên vẫn luôn luôn là một điều cần thiết.

6. Gắn bó với những người tin tưởng bạn

Khi còn nhỏ, tôi thường bỏ ngoài tai lời khuyên từ cha tôi, đó là tập trung vào xây dựng mối quan hệ và kết nối. Tôi chẳng cần phải thu hút mọi người, tôi nghĩ, công việc của tôi sẽ tự nói lên điều đó.

Tôi của ngày xưa bốc đồng và đơn giản như vậy. Tôi không nói rằng bạn cần phải kết bạn với tất cả những người mà bạn gặp - nhưng nếu may mắn, bạn sẽ tìm thấy được người trong lĩnh vực bạn đang làm tin tưởng vào bạn, công việc và tiềm năng của bạn, nếu gặp được người như vậy, hãy giữ lấy và trân trọng họ.

Các bạn sẽ không chỉ giúp nhau tiến bộ mà cả bạn và họ còn có thể tìm thấy nhiều niềm vui và ý nghĩa hơn trong công việc của mình.

Tác giả của bài viết là Alicia Adamczyk, một phóng viên tài chính cao cấp và là tác giả của bản tin hàng tuần Make It’s của CNBC. Trước đây, cô ấy đã từng phụ trách mảng tài chính cá nhân tại Money Magazine và Lifehacker. Cô có bằng cử nhân của Đại học Michigan và hiện đang sống ở Thành phố New York.


https://cafebiz.vn/6-bai-hoc-kinh-nghiem-lon-nhat-ve-su-nghiep-va-tien-bac-ma-bat-cu-nguoi-trong-do-tuoi-22-31-nao-cung-nen-biet-dung-dot-toi-khi-gia-roi-moi-hoi-tiec-20220325155923713.chn

Theo Như Nguyễn

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên