6 "công cụ" giúp các quốc gia thoát khỏi đổ vỡ do suy thoái
Các chính phủ trên khắp thế giới đang sử dụng một loạt các công cụ chính sách để cứu vớt nền kinh tế của họ khỏi Covid-19.
- 24-03-2020Thúc đẩy đầu tư công 'tiến độ rùa': Cần đồng tâm hiệp lực
- 23-03-2020Người lao động có thể nhận bảo hiểm thất nghiệp ở nhà?
- 23-03-2020Thủ tướng yêu cầu đóng cửa các dịch vụ không cần thiết, xã hội hoá cơ sở cách ly
- 23-03-2020Tạm dừng vận chuyển công dân Việt Nam từ nước ngoài đến sân bay Tân Sơn Nhất
Hàng nghìn tỷ đô la đang được đưa vào lưu thông trên khắp các quốc gia G-20 thông qua các biện pháp kích thích, nới lỏng và các gói cứu trợ. Một số ngân hàng dự báo cuộc suy thoái toàn cầu sẽ diễn ra vào nửa đầu năm 2020. Các nhà kinh tế chỉ ra các biện pháp cứu trợ chính là yếu tố chính để xác định "độ dài" và "độ sâu" của suy thoái toàn cầu.
Thị trường tài chính cho đến nay đã "ít ấn tượng hơn" nhờ các biện pháp kích thích. Chứng khoán Mỹ thấp hơn khoảng 30% so với mức đỉnh giữa tháng 2.
Biến động đã giảm nhẹ trong các phiên gần đây khi các chính phủ tăng cường nỗ lực cứu trợ kinh tế, nhưng chỉ số VIX - thước đo biến động ưa thích của Phố Wall - vẫn ở mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.
Dữ liệu tiết lộ các biện pháp kích thích kinh tế của mỗi quốc gia sẽ không có kết quả sớm trong nhiều tuần, khiến các nhà phân tích phải suy nghĩ xem công cụ nào sẽ bảo vệ hoạt động kinh tế tốt nhất.
Dưới đây là 6 hành động đang được các nước lớn thực hiện để hạn chế sự sụp đổ kinh tế của Covid-19.
Giảm lãi suất
Cục Dự trữ Liên bang là một trong những ngân hàng trung ương lớn đầu tiên cắt giảm lãi suất cơ bản và giảm bớt các điều kiện cho vay khi virus bắt đầu lan ra bên ngoài Trung Quốc. Lãi suất lần đầu tiên gần bằng 0 kể từ năm 2008 sau hai lần cắt giảm lãi suất khẩn cấp, khuyến khích các ngân hàng vay và thêm vốn mới vào hệ thống tài chính.
Ả Rập Xê Út, Anh, Canada, Hàn Quốc, Nam Phi và Úc, trong số các quốc gia khác, cũng đã giảm lãi suất xuống mức thấp mới trong những tuần gần đây. Những hành động như vậy được xem như một cơ chế phản ứng đầu tiên để giữ cho hoạt động kinh tế vẫn mạnh mẽ.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của lãi suất giảm xuống dưới 0 vẫn còn được tranh luận giữa các nhà kinh tế, điều này làm hạn chế mức độ giảm lãi suất đền từ các ngân hàng trung ương.
Gói kích thích tài khóa
Các thị trường ở Mỹ đã chao đảo vào đầu tháng 3 khi các nhà đầu tư chờ đợi Nhà Trắng đáp ứng chính sách tiền tệ của Fed với một kế hoạch chính sách tài khóa toàn diện.
Kể từ đó, chính quyền Trump đã tiết lộ kế hoạch gửi séc của Mỹ, phát hành các khoản vay cho các ngành công nghiệp đang gặp khó khăn và thúc đẩy các chương trình cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự bùng phát dịch bệnh. Gói này được thiết lập để phát hành 1,3 nghìn tỷ đô la cho các doanh nghiệp và người Mỹ bị ảnh hưởng.
Ý, quốc gia hiện đang chịu thiệt hại nặng nề nhất từ vụ dịch, đã phê chuẩn một biện pháp kích thích trị giá 25 tỷ euro vào ngày thứ Tư. Gói hỗ trợ quốc hữu hóa hãng hàng không Alitalia, tài trợ một phần cho các cha mẹ nghỉ ốm, tài trợ cho người giữ trẻ, thanh toán cho việc thuê ngành y tế và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ.
Canada, Nga và Úc cũng đã ban hành các kế hoạch kích thích nhằm cung cấp cứu trợ cho các ngành công nghiệp và công dân đang gặp khó khăn. Các quốc gia khác đang trong quá trình hình thành các biện pháp của riêng họ, nhường chỗ cho gói tổng kích thích trên toàn thế giới sẽ tăng lên khi dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ.
Hoãn thuế
Tổng thống Trump đã đẩy thời hạn nộp thuế của Mỹ đến ngày 15/7 từ ngày 15/4 vào thứ năm, giúp người Mỹ có thêm thời gian để đánh giá tài chính của họ và tăng tiền mặt cho bất kỳ khoản thanh toán chưa được trả.
Pháp ban hành một chính sách tương tự cho các doanh nghiệp của mình, cho phép họ hoãn thanh toán thuế khi hạn mức tín dụng cạn kiệt và doanh thu chảy chậm. Các công ty và nhân viên trong ngành du lịch của Nga - một ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi virus - cũng sẽ có thể trì hoãn các khoản thanh toán thuế.
Cấm bán khống
Các cuộc bán tháo hỗn loạn diễn ra trên khắp các thị trường chứng khoán toàn cầu đã thúc đẩy sự rút lui hàng loạt khỏi tài sản rủi ro trong tháng qua, cắt đứt các công ty khỏi các hạn mức tín dụng đáng tin cậy. Cú sốc đối với thị trường nợ doanh nghiệp có thể nhanh chóng khiến các công ty chưa có sự chuẩn bị sẽ phải phá sản, và các quốc gia đã nhanh chóng phản ứng bằng cách cố gắng "trấn an" thị trường.
Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Hy Lạp và Hàn Quốc đều đã ban hành lệnh cấm bán khống tạm thời trong khi chính phủ có vẻ muốn "ổn định" giá trị của các công ty.
Cơ quan quản lý tài chính của Liên minh châu Âu, Cơ quan thị trường và chứng khoán châu Âu, cũng kêu gọi minh bạch hơn cho các vị thế bán của các nhà đầu tư khi dịch bệnh leo thang.
Bơm thanh khoản
Các ngân hàng trung ương trên thế giới đã sớm sử dụng vốn đầu tư trong cuộc chiến chống lại Covid-19 để hỗ trợ thanh khoản tại các thị trường tiền tệ căng thẳng.
Cục Dự trữ Liên bang đã công bố bơm khoảng 5 nghìn tỷ đô la theo kế hoạch thông qua thỏa thuận mua lại (repo), hoạt động vào ngày 12/3. Các hoạt động bổ sung với tổng trị giá 500 tỷ đô la đã được tiến hành hàng ngày trong suốt cả tháng.
Fed cũng có kế hoạch mua ít nhất 700 tỷ đô la trái phiếu và chứng khoán được thế chấp để nới lỏng thêm. Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Ả Rập Saudi cũng đã bơm thanh khoản vào hệ thống tài chính của họ trong những tuần gần đây thông qua hoạt động repo và mua tài sản.
Cắt giảm thuế
Một số quốc gia đã chuyển sang cắt giảm thuế dành riêng cho doanh nghiệp để cứu các công ty khỏi đóng cửa. Thủ tướng Anh Rishi Sunak tiết lộ cắt giảm thuế trị giá 20 tỷ bảng trong tuần này cho các ngành công nghiệp giải trí, khách sạn và du lịch đã phải đối mặt với sự sụt giảm doanh thu đột ngột trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát.
Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc cũng đã tiến hành cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp đang vật lộn qua suy thoái kinh tế.