6 "kẻ giết gan" ẩn trong cuộc sống, gia đình nào cũng có
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư gan, trong đó nhiễm độc trong sinh hoạt hàng ngày cũng là lý do khiến gan bị tổn thương.
- 15-10-2021Các chất thay thế muối có cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn không? Đây là câu trả lời từ các chuyên gia
- 14-10-2021Ăn mì tôm vào buổi tối có gây béo, tăng cân?
- 13-10-20213 triệu chứng xuất hiện khi ngủ ngầm cảnh báo gan có vấn đề, bạn đừng bao giờ chủ quan bỏ qua
- 11-10-2021Cô gái mới 25 tuổi đã mắc ung thư gan do thói quen xấu duy trì suốt nửa năm trời
Có người đàn ông không hút thuốc, không uống rượu bia, không mắc bệnh viêm gan B hay các bệnh viêm gan khác, trong một lần đi khám sức khỏe định kỳ, tình cờ phát hiện ra mình bị ung thư gan. Tại sao vậy?
Có rất nhiều chất độc trong cuộc sống, và chúng có thể xâm nhập vào cơ thể một cách vô tình. Hầu hết các chất độc khi đi vào cơ thể sẽ đi qua gan và được gan phân hủy để giảm bớt, thậm chí đào thải chất độc ra ngoài. Tuy nhiên, nếu quá nhiều chất độc xâm nhập vào cơ thể, hoặc chức năng gan có vấn đề, chất độc có thể không được làm sạch, từ đó ảnh hưởng đến chức năng gan, thậm chí có thể gây ung thư gan.
Bác sĩ Tằng Dao Trì: Phó khoa dinh dưỡng, bệnh viện y học cổ truyền Thâm Quyến cảnh báo, 7 "kẻ giết gan" ẩn trong cuộc sống, gia đình nào cũng có.
1. Cà chua xanh
Ảnh minh họa
Cà chua xanh có chứa một loại độc tố gọi là solanin, có thể gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể con người, bao gồm cả gan. Chất độc này có thể gây buồn nôn, nôn, chóng mặt và các phản ứng ngộ độc khác miễn là người lớn dùng 0,2-0,5g.
Thử nghiệm thực nghiệm cho thấy hàm lượng solanin trong cà chua xanh đạt 14mg trên 100g, và một lượng nhỏ solanin cũng có trong cà chua gần chín, nhưng không phát hiện thấy solanin trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, nếu cà chua mua về còn xanh thì nên để chín hoàn toàn mới được sử dụng. Ngoài ra, khoai tây nảy mầm cũng chứa solanin, không ăn được.
2. Đậu chưa nấu chín
Ảnh minh họa
Đậu chưa nấu chín đều chứa một loại độc tố gọi là saponin, rất độc. Hai đầu của quả đậu là nơi có hàm lượng saponin nhiều nhất nên chúng ta thường loại bỏ, đồng thời loại tơ mà chúng ta loại bỏ cũng chứa hàm lượng saponin khá cao. Vì vậy, cần nấu chín kỹ đậu lăng, đậu tây… trước khi ăn để tránh bị ngộ độc saponin.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý khi nấu sữa đậu nành , sữa đậu nành có hiện tượng "sôi giả", tức là khi bắt đầu sủi bọt, nhiệt độ thực tế chỉ ở mức 80 hoặc 90 độ, còn chưa thực sự sôi, saponin trong đó chưa bị phá hủy hoàn toàn, nếu uống phải sữa đậu nành này rất dễ gây ngộ độc. Vì vậy, sữa đậu nành sau khi đun nên đun thêm 5-10 phút nữa để saponin bị phá hủy hoàn toàn.
3. Thực phẩm bị mốc
Thực phẩm bị mốc sẽ sản sinh ra một loại độc tố có tên là aflatoxin, đây rõ ràng là chất có thể gây ung thư gan.
Aflatoxin có thể sinh ra trong hạt sen, hạt lạc, hạt ngô, hạt gạo... bị mốc nếu bảo quản không đúng cách, dù có đun sôi ở nhiệt độ cao cũng không thể tiêu diệt được.
Ngoài ra, quả óc chó cũng có thể chứa độc tố aflatoxin. Điều này là do trong quá trình tiếp xúc với quả óc chó, lòng bàn tay có thể bị đổ mồ hôi, quả óc chó khô ban đầu có thể bị ẩm và nấm mốc theo thời gian. Nếu ăn quả óc chó bị mốc, cơ thể hấp thụ chất độc, nếu bạn có vết thương loét trên tay, dùng tay ăn trực tiếp sau khi tiếp xúc với quả óc chó mốc, chất độc cũng có thể xâm nhập vào cơ thể.
4. Gan động vật bị bệnh
Ảnh minh họa
Gan động vật tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng dù sao gan cũng là cơ quan giải độc, nếu người ăn phải gan nhiễm độc do độc tố tích tụ hoặc gan của động vật bị bệnh thì chất độc trong gan cũng sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây hại cho gan.
Vì vậy, khi chọn gan cần hết sức lưu ý để tránh gan bị bệnh, gan có độc. Làm thế nào để phân biệt sự khác biệt? Gan của động vật khỏe mạnh có màu nhạt hơn, đều hơn, có độ dai nhất định, không bị bở. Nếu gan có màu sẫm, hoặc gan nổi váng khi cắt ra có nghĩa là gan động vật đã hỏng.
5. Thực phẩm chứa kim loại nặng
Tất cả các kim loại nặng đều có hại cho cơ thể một khi chúng vượt quá mức. Ví dụ, sự tích tụ kim loại nặng trong gan sẽ làm tổn thương chức năng gan, sự tích tụ kim loại nặng trong hệ thần kinh sẽ làm tổn thương hệ thần kinh…
Thực phẩm chứa kim loại nặng thường gặp là:
Thực phẩm chứa đồng
Men tươi, kiều mạch, bạch tuộc đều chứa nhiều đồng, trong đó men tươi có hàm lượng đồng nhiều nhất, 100g men tươi chứa 20mg đồng, 100g kiều mạch chứa 14,5 mg đồng; 100g bạch tuộc chứa 9mg đồng. Những thực phẩm này không bị cấm, nhưng những người có chuyển hóa đồng bất thường hoặc chức năng gan kém nên ăn ít hơn.
Thực phẩm chứa nhôm
Ảnh minh họa
Loại bún được xử lý bằng phèn chua thì sợi bún trong và dai, nhiều người thích mua loại bún như vậy. Tuy nhiên, trong phèn chua có chứa nhôm, nếu ăn vào quá nhiều sẽ gây hại cho gan, gây ngộ độc. Vì vậy, khi mua bún, bạn nên chọn những sợi bún thô, đục, chưa qua xử lý phèn chua.
6. Băng phiến
Băng phiến có mùi dễ bay hơi chứa hai chất độc là safrole và p-dichlorobenzene, cơ thể người hít phải các chất này khi thở và được niêm mạc đường hô hấp hấp thụ, khi mặc quần áo, các chất này cũng xâm nhập vào cơ thể qua da và tuyến mồ hôi, từ đó gây hại gan.
Nguồn: Aboluowang
Trí thức trẻ