6 khái niệm về tiêu dùng mà ở tuổi 20 bạn không thể hiểu nhưng khi 30 tuổi bạn mới nhận ra vấn đề
Những khái niệm về tiêu dùng này có thể sẽ khác hoàn toàn với suy nghĩ khi bạn ở độ tuổi 20.
- 23-03-20246 thói quen tiêu dùng xấu khiến bạn nghèo âm thầm, tôi khuyên bạn nên bỏ càng sớm càng tốt
- 01-03-2024Xu hướng hạ mức tiêu dùng của giới trẻ đang ngày càng "khốc liệt" khiến người lớn cũng phải tấm tắc khen
- 22-02-2024Điều gì thu hút người tiêu dùng hiện đại đến với lối "tiêu dùng kiểu xưa"?
Tôi bắt đầu tiết kiệm và học cách quản lý tiền ở tuổi 25. Cuối cùng, tôi cũng có 1 khoản vừa đủ để trả tiền đặt cọc mua một căn nhà và cải tạo nó theo diện mạo mà tôi mong muốn.
Ở tuổi 28, tôi tiếp tục đọc, viết và biến sở thích của mình thành hiện thực. Cùng năm đó, tôi gặp được người đàn ông coi tôi như công chúa trong đời. Chúng tôi kết hôn và dự định sẽ cùng nhau mua 1 căn nhà chung.
Tôi mang bầu ở tuổi 29 và bước vào 1 vai trò mới khi vừa chạm ngưỡng 30. Để tiết kiệm được nhiều tiền hơn, tôi nhận thêm nhiều công việc tại nhà và làm ngay sau khi con đã ngủ say. Ở tuổi 30, tôi quyết định kinh doanh nhỏ để kiếm thêm đồng ra đồng vào. Và kết quả, thu nhập từ việc viết lách vượt quá số tiền tôi nhận được nhờ công việc kinh doanh chính.
Và hiện giờ, tôi đã 33 tuổi, con tôi cũng được 3 tuổi. Làm mẹ được 3 năm, tôi đã tiết kiệm được 1 tỷ đồng từ tất cả các công việc đã làm và kĩ năng quản lý tài chính của mình. Sau khi bước sang tuổi 30, tôi không hề hối tiếc về bất cứ điều gì liên quan tới chuyện tài chính.
Dù nói về tiền là 1 điều gì đó vô cùng nhạy cảm nhưng tôi vẫn muốn nói với các bạn. Tôi biết, việc nỗ lực kiếm tiền chỉ là 1 phần giúp tôi đạt được điều đó. Phần còn lại, tôi nghĩ nó liên quan nhiều tới kĩ năng quản lý tài chính và đây là 6 khái niệm tiêu dùng mà tôi hiểu được sau khi tròn 30 tuổi!
#1: Trong khả năng của mình, hãy chọn mua những thứ đắt tiền, chất lượng tốt
Với 1 chiếc áo rẻ tiền, bạn chỉ có thể mặc khoảng 1 đến 2 lần. Nhưng ngược lại, với 1 chiếc áo đắt tiền, chất lượng tốt thì bạn có thể mặc tới vài năm. So ra, dù có phải bỏ ra số tiền cao hơn gấp 5 lần, tôi nghĩ nó vẫn luôn xứng đáng.
Hãy mua thứ gì đó đắt tiền trong khả năng của mình, một khi mua nó, bạn sẽ không phải lo lắng về nó nữa, tâm hồn bạn cũng sẽ tự nhiên trở nên bình yên hơn.
#2: Tiêu dùng trong một bước thực sự tiết kiệm tiền
Hiện tại, tôi sẽ mua một vài món đồ cơ bản chất lượng cao, đa chức năng để phục vụ nhu cầu của bản thân trong thời gian dài, giúp tôi tránh được rắc rối và giảm chi phí thay thế thường xuyên.
Ví dụ, tôi từng bị ám ảnh bởi tất cả các loại mặt hàng thời trang rẻ tiền và mua rất nhiều trong mỗi mùa, nhưng tôi nhanh chóng phát hiện ra rằng chúng rất dễ bị cũ. Thay vào đó, kể từ khi chọn những món đồ kiểu dáng cổ điển và chất lượng cao, tôi được hưởng lợi rất nhiều từ độ bền của chúng. Chưa hết, tôi còn có thể sử dụng chúng vào nhiều dịp khác nhau, điều đó phản ánh tính linh hoạt, giúp tôi tận dụng được tối đa hiệu quả của nó.
Không còn mù quáng chạy theo xu hướng, tôi xử lý xu hướng thời trang hợp lý hơn và đưa ra quyết định mua sắm thông minh hơn.
Tương tự, tôi cũng áp dụng chiến lược tiêu dùng một bước đối với các mặt hàng nhu yếu phẩm hàng ngày và sản phẩm công nghệ. Nhìn chung, tôi nghĩ rằng chúng ta nên hợp lý hóa những khoản tiêu dùng không cần thiết khác và làm việc chăm chỉ để có được thứ mình mong muốn nhất.
#3: Với số tiền vất vả kiếm được, hãy mua sắm cẩn thận từng món đồ
Số tiền kiếm được là có hạn nên khi tiêu tiền, chúng ta phải cẩn thận lựa chọn những món đồ có thể ở bên mình lâu dài để không phải hối hận sau mỗi lần mua.
Theo quan điểm và thói quen sử dụng của tôi, máy tính và iPad là 2 thứ đồng hành cùng tôi hàng ngày, tôi dùng nó để làm rất nhiều việc, đổi lấy tiền bạc và một cuộc sống vật chất phong phú.
#4: Đừng nghiện những thứ mang tính giải trí nhất thời
Những thứ như video ngắn, trò chơi trực tuyến và văn hóa thần tượng là cách để 80% người dân có thể tận hưởng hạnh phúc ở mức độ thấp, từ đó mất đi ham muốn cho tư duy độc lập và tự chủ cuộc sống của mình.
Chúng ta có thể thích những thứ đó khi ở độ tuổi 20, nhưng sau 30 tuổi, hãy chú ý hơn đến việc phát triển bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn.
#5: Hợp lý hóa việc tiêu dùng và chỉ mua những thứ cần thiết
Đây là 1 trong những việc vô cùng cần thiết. Bởi chỉ cần mua 1 vài món đồ nhỏ không cần thiết, điều đó đã đồng nghĩa với việc bạn vừa lãng phí 1 khoản tiền theo cách vô nghĩa rồi.
#6: Tận hưởng cuộc sống mà không cần tốn tiền
Không có gì sai khi kiếm tiền chỉ để tiêu nó. Nhưng chúng ta cũng nên học cách tận hưởng cuộc sống từ những nguồn tài nguyên miễn phí. Hãy hẹn gặp vài người bạn, đi dạo, đạp xe hay leo núi để trải nghiệm cuộc sống chậm rãi và hít thở không khí trong lành. Hoặc không thì bạn cũng có thể đến thư viện để mượn sách, đọc, viết, yên tĩnh, không khí học tập.
Với các mẹ thì có thể đưa con đi tham quan các phòng trưng bày nghệ thuật, viện bảo tàng, nhà tưởng niệm, vườn bách thảo để mở rộng tầm nhìn, nâng cao thẩm mỹ và trau dồi tình cảm...
Còn với những người muốn tập thể dục thì có thể theo dõi các video miễn phí về thể dục nhịp điệu, nhảy dây, yoga để có được vóc dáng cân đối mà không tốn bất kỳ khoản tiền nào... Với những gợi ý này, tôi hy vọng bạn cũng có thể tìm thấy niềm vui miễn phí trong cuộc sống.
Ở tuổi 33, đặc biệt là trong một năm vừa qua, tôi dần dần cảm thấy xứng đáng với việc tiết kiệm tiền đàng hoàng và tiêu tiền một cách đúng đắn.
Phụ nữ số