6 loại thực phẩm mua từ siêu thị không nhất thiết phải rửa trước khi chế biến: Bạn đã biết?
Thay vì rửa những loại thực phẩm này, bạn có thể xử lý chúng bằng cách lau hoặc đơn giản là sử dụng trực tiếp.
- 02-02-20246 loại thực phẩm giải độc gan, tăng cường chức năng gan
- 07-01-20246 loại thực phẩm càng ăn ít càng tốt cho sức khỏe và tăng tuổi thọ
- 06-12-20236 loại thực phẩm là "thuốc chống viêm tự nhiên", lại có khả năng hạ đường huyết, chống ung thư hiệu quả
*Dưới đây là bài chia sẻ của cô Nini trên trang Homemaking.
Ở gia đình tôi, việc rửa sạch mọi thứ trước khi chế biến là điều gần như không thể thiếu. Nếu thứ gì đó được đưa lên bếp, hầu như chúng sẽ được rửa sạch trước. Mẹ tôi luôn duy trì thói quen này và tôi cũng làm theo trong nhiều năm liền.
Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm mua từ siêu thị thực sự không cần phải rửa trước. Tôi chưa bao giờ biết điều này trước đây, nhưng hiện tại thì khác, hãy để tôi chia sẻ kiến thức đó.
Thịt gà và thịt đỏ
Nếu bạn giống như tôi, bạn có thể đã từng rửa thịt gà hay thịt đỏ mua từ siêu thị dưới vòi nước để hy vọng loại bỏ các chất bẩn. Nhưng thực tế là, thịt gà hay thịt đỏ đã mua từ siêu thị đã được xử lý sạch cơ bản rồi, nên việc rửa lại chúng là thừa.
Một lưu ý là thịt sống vốn có nhiều loại vi khuẩn, chẳng hạn như salmonella. Nếu bạn rửa chúng, các loại vi khuẩn sẽ được phát tán khắp khu vực bếp thông qua giọt bắn, điều này là chắc chắn.
Business Insider dẫn lời ông Eric Sieden, Giám đốc dinh dưỡng và dịch vụ thực phẩm của Bệnh viện Glen Cove, Plainview và Syosset: "Khi rửa thịt gà sống trong bồn rửa, bạn có thể làm vi khuẩn lây lan khắp bếp, bao gồm cả những bề mặt sạch như mặt bàn bếp, do nước bắn và nhỏ giọt".
Do đó, nếu sau khi rửa thịt sống mà vệ sinh khu vực bếp không cẩn thận, việc này không chỉ là thừa mà còn gây nhiễm khuẩn chéo ra môi trường xung quanh.
Sieden cũng nhấn mạnh rằng cách duy nhất để thực sự tiêu diệt vi khuẩn trên thịt gà sống là nấu chín thịt. Việc chế biến món ăn với nhiệt độ cao sẽ đảm bảo tiêu diệt mọi vi khuẩn, vì thế không cần thiết phải rửa chúng.
Nấm đóng gói
Nấm rất ngon, nhưng tôi không thích chúng trở nên mềm khi được rửa. Thì ra, tôi đã làm sai cả thời gian qua. Nấm giống như bọt biển: chúng hấp thụ nước. Khi bạn rửa nấm sẽ bị ngấm nước, chúng trở nên trơn và bớt mùi thơm.
Với nấm đóng gói từ siêu thị, tôi khuyên bạn không nên rửa chúng mà nên nhẹ nhàng lau bề mặt bằng một tấm vải ẩm hoặc giấy ăn. Như vậy, chúng sẽ vẫn khô ráo và giữ được hương vị ban đầu.
Rau diếp đóng gói
Bạn có bao giờ mua một gói salad đã rửa sẵn, được ghi nhãn ‘đã rửa ba lần’ hay ‘sẵn sàng ăn ngay’ không? Với những sản phẩm này, bạn không cần phải rửa nữa. Thực tế, việc rửa lại chúng có thể thực sự truyền thêm vi khuẩn từ bồn rửa hoặc từ quầy bếp nơi chúng được rửa.
Tất cả những gì bạn cần làm là lấy chúng ra khỏi gói và cho vào salad của bạn.
Cá sống
Tương tự như thịt gà và thịt đỏ, người ta khuyên rằng bạn nên tránh rửa cá đã được sơ chế và bán từ siêu thị. Ngoài lý do về việc nó lây nhiễm vi khuẩn (nếu vệ sinh bếp không sạch), còn một lý do khác khiến bạn nên bỏ qua bước này: cá rất mềm, và nước có thể khiến nó trở nên bị nát, nhão, giảm chất lượng nguyên liệu món ăn.
Thay vì rửa, hãy nhẹ nhàng thấm cá bằng giấy ăn. Điều này không chỉ ngăn chặn vi khuẩn lây lan mà còn đảm bảo cá dính chắc vào chảo, mang lại cho bạn lớp vỏ giòn bên ngoài đầy hấp dẫn.
Pasta
Đối với pasta, có người sau khi luộc thì sẽ rửa dưới vòi nước. Tôi cũng từng làm vậy, nghĩ rằng nó sẽ giúp ngăn mì dính vào nhau. Nhưng cách làm này sẽ rửa trôi tinh bột, đó chính là thứ giúp nước sốt bám vào mì. Vì thế, lần sau khi bạn luộc pasta, không cần phải rửa chúng—chỉ cần bỏ thẳng vào sốt.
Trứng
Trứng vốn có một lớp phủ bảo vệ ngăn chặn vi khuẩn, và việc rửa sẽ loại bỏ lớp phủ này, khiến trứng tiếp xúc với vi khuẩn.
Bên cạnh đó, trứng được bày bán trong siêu thị vốn đã được làm sạch các lớp bẩn dính vào. Bạn không cần thiết phải rửa chúng khi mua về. Đôi khi, nước thậm chí còn đẩy vi khuẩn từ vỏ vào trong trứng. Vì vậy, mua về chỉ cần lấy trứng ra và cất trữ trứng trong hộp kín ở tủ lạnh là đủ.
Đời sống & pháp luật