6 lý do khiến vòng bụng của bạn to rất to, dù ăn ít hay chăm tập thể dục cũng không giúp giảm đi nhiều
Không phải cứ ăn nhiều hay lười tập thể dục thì mới thừa cân và vòng bụng phình ra đâu. Nguyên nhân khiến vòng bụng to có thể là những thứ mà ngay cả bạn cũng không kiểm soát nổi.
- 21-09-201810 chất gây ung thư phổ biến mà bạn nên biết: Có nhiều thứ chúng ta tiếp xúc thường xuyên
- 21-09-2018Mỗi ngày 1 bao thuốc và nửa lít rượu, mới 25 tuổi BS đã "bó tay" không thể cứu
Dưới đây là danh sách 8 nguyên nhân vô cùng "nguy hiểm" khiến cho vòng bụng to "trường tồn" và dù muốn đến mấy bạn cũng không xử lý được nó theo cách thông thường nhất là ăn ít và tập thể dục.
1. Do yếu tố di truyền mà bạn tích trữ nhiều chất béo ở vụng bụng như những người khác trong nhà
Tiến sĩ Michael Nusbaum, bác sĩ phẫu thuật nhi khoa và người sáng lập Healthy Weight Loss Centers (Trung tâm giảm cân lành mạnh) nói rằng: Mặc dù di truyền học không tự động làm cho bụng bạn to lên nhưng chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc phân phối và lưu trữ chất béo. Chất béo nội tạng - loại chất béo cơ thể lưu trữ trong bụng và xung quanh ruột của bạn là nguyên nhân chính khiến cho kích thước vòng 2 tăng lên. Thế nhưng, đáng tiếc là chất béo nội tạng là có liên quan đến yếu tố di truyền. Chính vì vậy, "có những người về cơ bản sẽ dễ bị có bụng giống như cha mẹ của họ, tức là vòng bụng to một cách tự nhiên", tiến sĩ Nusbaum nói.
2. Bạn bị dị ứng thực phẩm hoặc nhạy cảm với thức ăn
Theo Tiến sĩ Nusbaum, di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định bạn có bị dị ứng thức ăn và nhạy cảm với thức ăn hay không. Những vấn đề liên quan đến thực phẩm này cũng có thể được cho là nguyên nhân khiến chất béo ở bụng trở nên dư thừa và số đo vòng bụng không giảm.
"Ví dụ, nếu bạn là người Mỹ gốc Phi, di truyền của bạn hoàn toàn từ châu Phi cận Sahara, và bạn thích uống nước sô-đa cũng như uống nhiều xi-rô ngô giàu fructose, thì bạn bạn sẽ lưu trữ nó như chất béo vì cơ thể của bạn không thể ưu tiên chuyển hóa nó. Vì vậy, không phải tất cả ảnh hưởng của dị ứng thực phẩm đều dẫn đến phát ban hoặc nổi mụn, nó còn có thể có ảnh hưởng khác là kích hoạt những thứ như viêm và trướng bụng, hoặc tăng kích thước vòng bụng và thắt lưng. Một ví dụ phổ biến khác là sự nhạy cảm với gluten hoặc bệnh celiac", tiến sĩ nói.
3. Vi khuẩn đường ruột của bạn bị mất cân bằng
Nói về nguyên nhân này, tiến sĩ Nusbaum cho biết: Nếu vi khuẩn đường ruột của bạn bị mất cân bằng, bạn sẽ luôn có đầy khí trong bụng, tình trạng đầy hơi và bụng phình lên là khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, tiến sĩ Pamela Merino, một thực tập sinh y khoa ở Miami, Florida, nói rằng cần nghiên cứu thêm về sức khỏe đường ruột ảnh hưởng đến việc lưu trữ chất béo. Tiến sĩ Merino chỉ ra nghiên cứu cho thấy rằng cấy ghép phân từ người gầy sang người thừa cân dẫn đến giảm cân. Giải thích duy nhất ông đưa ra là vi sinh vật trong những người gầy có khả năng đốt cháy chất béo tốt hơn.
Trang Healthline cũng báo cáo rằng vi khuẩn đường ruột có thể có tác động đến cách cơ thể tiêu hóa các loại thực phẩm và chất dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ, một loại vi khuẩn đường ruột cụ thể tiêu hóa chất xơ, có thể dẫn đến giảm cân. Vi khuẩn đường ruột cũng kiểm soát việc bạn cảm thấy đói hay no, có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bạn hay không.
4. Bạn bị rối loạn hoặc thay đổi hormone
Thay đổi mức độ hormone là một trong những lý do mọi người có thể tăng cân trong thời kỳ mãn kinh, đặc biệt là tăng chất béo xung quanh bụng khiến cho vòng bụng to khó giảm theo tiến sĩ Eldred Taylor, một bác sĩ sản phụ khoa ở Atlanta, Georgia, cho biết.
Tiến sĩ Taylor nói: "Sau khi mãn kinh, mô mỡ tạo ra estrogen, và estrogen gây lưu trữ mỡ, tạo ra một chu kỳ luẩn quẩn. Các yếu tố khác nhau có thể gây ra sự mất cân bằng nội tiết như thế này, dẫn đến tăng cân". Căng thẳng là một trong những phổ biến mà Tiến sĩ Taylor đặc biệt nhận thấy ở phụ nữ mãn kinh. "Căng thẳng ngăn chặn sự rụng trứng, và khi phụ nữ ngừng rụng trứng, chúng không tạo ra progesterone. Progesterone rất cần thiết vì nó giúp đốt cháy chất béo vì năng lượng", tiến sĩ Taylor giải thích.
5. Bạn bị suy giáp
Tiến sĩ Merino tiết lộ: Các bệnh tuyến giáp làm cho sự trao đổi chất chậm hơn, khiến cho người ta tích tụ nhiều chất béo hơn. Tuyến giáp gần giống như "giám đốc dàn nhạc", tạo nên nhịp độ cho mọi người.
Theo nghĩa đen, tuyến giáp của bạn đặt tốc độ cho tất cả các hệ thống cơ quan sẽ hoạt động, vì vậy nếu nó chậm, tất cả các hệ thống khác sẽ chậm theo và chúng ta có xu hướng tăng cân. "Cơ thể thiếu nhiên liệu và sự trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, cuối cùng lượng calo được đốt cháy ít hơn", tiến sĩ Merino nói thêm.
6. Bạn đang dùng thuốc chống loạn thần và chống trầm cảm
Thuốc chống loạn thần và thuốc chống trầm cảm cũng được biết là có thể gây tăng cân đáng kể, theo báo cáo của Scientific American. Tiến sĩ Merino đồng ý rằng thuốc chống loạn thần và thuốc chống trầm cảm là một số trong những "thủ phạm" tồi tệ nhất khi nói đến tăng cân liên quan đến thuốc vì chúng có thể ảnh hưởng đến insulin trong cơ thể.
Nguồn: RD
Helino