6 nguyên nhân không ngờ khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi dù đã ngủ đủ giấc
Mệt mỏi, uể oải là một triệu chứng của cuộc sống hiện đại. Làm việc nhiều giờ liền với những trách nhiệm khiến nhiều người khó thực hiện được lời khuyên ngủ 8 tiếng mỗi đêm và có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi, uể oải kéo dài. Nhưng, nếu bạn đã ngủ đủ giấc mỗi đêm mà vẫn có cảm giấc thiếu năng lượng suốt cả ngày, bạn cần xem xét lại những thói quen hàng ngày. Vấn đề có thể nằm ở tình trạng sức khỏe và lối sống của bạn.
- 04-07-2017Nguyên nhân gây ra hầu hết các vấn đề tiêu hóa: Thủ phạm là một thói quen sau khi ăn mà ai cũng mắc
- 04-07-201790% người thích cà phê không biết, uống theo cách này sẽ giảm tác động tiêu cực đến sức khỏe
- 03-07-20175 thời điểm tuyệt đối không nên uống nước
- 03-07-2017Xu hướng giải độc cơ thể bằng hoa quả và 3 công thức pha chế mà bạn nhất định phải biết cho mùa hè
1. Không tập thể dục, lười vận động
Chúng ta dành rất nhiều thời gian cho công việc, 8 giờ mỗi ngày ngồi trước máy tính nhưng nhiều người lại hầu như không vận động. Lối sống ít vận động ảnh hưởng đến cơ thể và trí óc của chúng ta theo nhiều cách. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng mà còn khiến bạn thường xuyên mệt mỏi và uể oải và là nguyên nhân khiến bạn ngủ không yên giấc vì cơ thể không giải phóng năng lượng đủ để sản xuất giấc ngủ chất lượng như cơ thể cần.
Tập thể dục phù hợp giúp trẻ hóa cơ thể, đảm bảo giấc ngủ chất lượng. Dù tập thể dục vào buổi sáng, trưa hay tối, nó đều tác động tích cực lên cơ thể của bạn.
2. Cơ thể thiếu nước
Cơ thể thiếu nước dẫn đến cảm giác mệt mỏi. Cấu tạo của não 85% là nước. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc đảm bảo cung cấp đủ nước để não hoạt động hiệu quả nhất, giảm mệt mỏi vào ban đêm.
Nhiều người không kiểm soát được lượng nước họ nạp vào cơ thể bởi sử dụng quá nhiều đồ uống có đường, cà phê... Khi cơ thể thiếu nước, các cơ quan hoạt động kém hiệu quả hơn do tim bơm máu, vận chuyển oxy chậm hơn, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, kiệt sức. Hãy đảm bảo uống đủ 8-10 ly nước mỗi ngày, tránh những thức uống chứa đường công nghiệp, nước ngọt có ga.
3. Chế độ ăn thiếu chất
Chế độ ăn thiếu chất có thể ảnh hưởng đến trạng thái của bạn suốt cả ngày. Nếu nạp vào cơ thể nhiều chất béo, tinh bột, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn thực tế. Ăn uống lành mạnh và cân bằng có thể đem lại sự thay đổi lớn lao đối với sức khỏe và trí não. Dinh dưỡng là chìa khóa để đánh bại cảm giác kiệt sức mỗi ngày.
Rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, chế độ ăn uống tác động đến quá trình và chất lượng giấc ngủ. Chế độ ăn tốt cho sức khỏe nên hạn chế đường, tinh bột, thịt đỏ và chứa nhiều chất xơ, vitamin... Đặc biệt không nên bỏ qua bữa sáng nếu bạn không muốn tự rút cạn năng lượng của bản thân. Một bữa sáng lành mạnh sẽ giúp bạn đánh bại cảm giác mệt mỏi, uể oải hiệu quả.
4. Buồn bã, căng thẳng
Một nguyên nhân khác của sự mệt mỏi là nỗi buồn và sự căng thẳng. Đôi khi chúng ta không nhận ra tình trạng căng thẳng của bản thân mà chỉ cảm nhận được sự mệt mỏi, thiết năng lượng và động lực làm việc. Khi cảm thấy mệt mỏi, uể oải kéo dài, bạn nên xem xét lại các tình trạng của bản thân và tìm giải pháp cân bằng.
5. Mất cân bằng đường máu
Từ chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, sự mất cân bằng đường máu có thể là nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt năng lượng của bạn. Nếu bạn đang ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều đường, mức đường huyết của bạn có thể tăng bất thường, dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài. Lúc này, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống lành mạnh hơn.
6. Vấn đề về sức khỏe khác
Nếu bạn đã có một lối sống lành mạnh, tích cực vận động nhưng cảm giác mệt mỏi vẫn không chấm dứt, hãy nghĩ đến việc kiểm tra sức khỏe tổng thể. Rất có thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe như thiếu máu, bệnh suy giáp,...
Hãy nhớ rằng, để cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng, bạn không chỉ cần ngủ đủ giấc mà còn phải đảm bảo chất lượng giấc ngủ và một lối sống tích cực. Điều chỉnh các thói quen sống lành mạnh hơn sẽ cho bạn những lợi ích sức khỏe tuyệt vời và đẩy lùi tình trạng uể oải kéo dài.
Lifehack