6 phương thức tư duy dễ dẫn tới các bệnh về tâm lý: Ai cũng nên biết
Trên thực tế, đối với những bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm mà nói, phương thức tư duy trong giao tiếp không tốt hoặc là những trở ngại trong nhận thức, mới là căn nguyên dẫn tới căn bệnh của họ. Vậy thì, đứng từ góc độ tâm lý học, có những phương thức tư duy nào dễ dẫn tới căn bệnh trầm cả hơn cả?
- 19-12-2020Soi học vấn các "ông Táo Quân": Người từng đi xách vữa kiếm tiền học, người được đánh giá chỉ giỏi... mấy việc vặt cuối cùng quá thành công
- 19-12-2020Son Heung Min và sự mê hoặc của cầu thủ châu Á vĩ đại nhất
- 19-12-2020Đại học Quốc gia Hà Nội chuẩn bị đưa môn golf vào giảng dạy
Quá trình sống của con người, do sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như môi trường xã hội, tâm lý bản thân và di truyền sinh học, các chức năng của các cơ quan trong não bộ mất đi sự cân bằng lành mạnh, gây ra tình trạng khó chịu về thể chất, suy nhược cảm xúc và sau đó là trầm cảm.
Nhiều người sẽ thấy rằng bệnh nhân trầm cảm thường ở trong trạng thái tâm trạng thất vọng, buồn bã và họ nghĩ rằng giúp anh ta điều chỉnh tâm trạng có thể thay đổi trạng thái tiêu cực của anh ta, chẳng hạn như đưa anh ta đến một số địa điểm vui vẻ, có không khí sôi động, nhưng hầu hết cuối cùng đều là vô ích.
Trên thực tế, đối với những bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm mà nói, phương thức tư duy trong giao tiếp không tốt hoặc là những trở ngại trong nhận thức, mới là căn nguyên dẫn tới căn bệnh của họ. Vậy thì, đứng từ góc độ tâm lý học, có những phương thức tư duy nào dễ dẫn tới căn bệnh trầm cảm hơn cả?
01. Phủ định bản thân
Phương thức đầu tiên chính là phủ định bản thân. Người mắc bệnh trầm cảm "rất giỏi" trong việc phủ định những cảm xúc hay hành vi vui vẻ, tích cực, trong khi ngược lại, họ lại rất "bao dung" với những cảm xúc và hành vi tiêu cực của mình.
Họ cứ để mặc cho cảm xúc tiêu cực khuấy động làm càn một cách vô thức, dù chính họ cũng không thích những cảm xúc ấy.
Giả sử khi có một chàng trai tỏ tình với mình, cô gái sẽ nghĩ, mình không xinh xắn gì cả, làm sao may mắn tới như vậy, chắc anh ta chỉ giỡn với mình thôi, đoạn tình cảm này chắc sẽ chẳng thể lâu bền. Cho tới khi chàng trai thực sự rời xa, cô ấy lại ngồi cười khổ não, "thấy chưa, đã bảo mà, tôi làm gì may mắn đến vậy!".
Cô ấy vô thức phủ định những cảm xúc lạc quan của bản thân, trong khi lại vô cùng bao dung với những suy nghĩ không mấy tích cực. Khi muốn bước ra khỏi trạng thái này, cô ấy sẽ lại vô thức phủ định hành vi tích cực này của mình.
Chẳng hạn, khi chạy bộ, cô ấy kiên trì được hai ngày rồi, nhưng sau đó lại vì một nguyên nhân nào đó mà đứt đoạn, cô ấy sẽ lại nói, "haizzz, số trời mà, chắc cả đời tôi cũng chỉ có thể như này mà thôi". Dù có kiên trì được rất lâu rất lâu đi chăng nữa, cô ấy cũng sẽ nghĩ rằng những nỗ lực của mình mà vô ích, tốt hơn hết là thôi nên dừng lại.
Nói cách khác, những người bị trầm cảm trong tiềm thức sẽ rất giỏi trong việc nuôi dưỡng cảm giác thất vọng của bản thân và công kích vào cảm giác thành tựu của mình.
Vì vậy, muốn thoát ra khỏi căn bệnh này, bạn cần thay đổi một cách triệt để phương thức suy nghĩ của bản thân.
02. Quy mọi tội lỗi, trách nhiệm về bản thân
Kiểu nhận thức là là mẹ đẻ của cảm giác tội lỗi, áy náy. Biểu hiện cụ thể: trong cuộc sống, khi xảy ra bất cứ sự việc sai xót nào, dù nó chẳng liên quan tới bạn, bạn vẫn luôn không ngừng cho rằng, sự việc xảy ra đều là lỗi sai của mình, hoặc là cái điều đó chứng minh rằng bạn là một đứa vô tích sự.
Chẳng hạn: bạn trai hôm nay bị ốm, bạn sẽ nghĩ là: đều tại tôi không tốt, không chăm sóc tốt cho anh ấy, tôi không phải là người bạn gái tốt, từ đó nảy sinh ra cảm giác tội lỗi, áy náy.
Sai xót nào cũng quy về bản thân sẽ khiến bạn cảm thấy tội lỗi tới cực đoan, tinh thần trách nhiệm quá mạnh mẽ sẽ buộc bạn phải gánh lấy cả thế giới, khiến bạn thở không ra hơi.
Bạn nhầm lẫn giữa hai khái niệm "ảnh hưởng người khác" và "kiểm soát người khác".
Bạn cần ý thức được một điều rằng, bất kể người bên bạn là ai, bạn đều sẽ ảnh hưởng tới họ ở một mức độ nhất định.
Nhưng, họ thích làm gì, họ muốn sống ra sao, chuyện gì xảy đến với họ, đó đều là chuyện của họ, bạn không thể nào kiểm soát được điều này, phải vậy không?
03. Không phải cái này thì là cái kia
Ảnh hưởng xấu nhất của phương thức tư duy không tốt này đó là khi nhìn nhận một người hay một sự việc nào đó, bạn thường sẽ có xu hướng tuyệt đối hóa.
Chẳng hạn: bạn làm không tốt trong lần thi đầu tiên, bạn sẽ nghĩ, "tôi thật thất bại, tôi đúng là vô dụng mà". Nhưng trên thực tế, bạn mới chỉ thất bại ở lần thứ nhất mà thôi, chẳng có ai thi cả đời đều thuận lợi, đều được 100 điểm cả.
Vì vậy, kiểu phương thức tư duy không phải cái này thì là cái kia này chính là một biểu hiện của chủ nghĩa cầu toàn, chủ nghĩa hoàn hảo, nó sẽ khiến bạn sợ hãi mắc sai lầm, hay lo lắng khi mọi thứ không được hoàn hảo như ý mình.
Kiểu phương thức tư duy này là vô cùng phi thực tế, bởi lẽ cuộc sống tồn tại rất ít những thái cực tuyệt đối như vậy, không ai tuyệt đối thông minh hay ngu xuẩn cả, cũng không có ai là xinh đẹp hay xấu xí 100%.
Cuộc sống không chỉ có hai màu trắng đen mà còn luôn tồn tại những mảng màu xám.
04. Lọc có chọn lọc
Trong tâm lý học có một thí nghiệm như này, khi đưa ra trước mặt người trầm cảm hai khuôn mặt, một là mặt vui, một là khuôn mặt bi thương sợ hãi. Khuôn mặt đầu tiên mà người trầm cảm chú ý đến là khuôn mặt u buồn, họ rất ít chú ý tới khuôn mặt vui vẻ, thậm chí là khuôn mặt trung tính.
Nói chung, bệnh nhân trầm cảm thường có khuynh hướng gia công tinh thần" như này: trong cuộc sống, họ có xu hướng tập trung nhiều thời gian cho những cảm xúc hay sự việc mang tính tiêu cực, cũng thường hồi tưởng lại những chuyện không vui, không tốt.
Cách suy nghĩ này cho phép họ chọn lọc ra thông tin tiêu cực từ bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống, rồi lặp lại nó và sau đó cảm thấy thế giới thật tiêu cực.
Vì vậy, khi tâm trạng đang xuống, bạn giống như đang đeo một chiếc kính màu vậy, chiếc kính này sẽ lọc ra mọi thông tin tích cực, còn bản thân bạn lại không để ý tới "quá trình lọc" này, vì vậy, bạn sẽ cảm thấy mọi thứ đều rất tiêu cực, và nó sẽ khiến bạn phải trải qua những đau khổ không cần thiết.
05. "Dán nhãn" ngẫu nhiên
Tự dán cho mình một cái nhãn mác nào đó đồng nghĩa với việc dùng sai lầm để thiết lập một hình ảnh hoàn toàn tiêu cực về bản thân.
Nó là một dạng cực đoan của phóng đại, khái quát hóa một khía cạnh nào đó, và ý tưởng đằng sau nó là "khi đánh giá một người, hãy đánh giá bằng những sai lầm của anh ta."
Chỉ cần dùng câu nói "tôi là một người…", là bạn có thể đang tự dán cho mình một cái nhãn nào đó.
Chẳng hạn: bạn thua lỗ vì đầu tư vào chứng khoán, lúc này, bạn rất có thể sẽ dán cho mình một cái nhãn rằng: tôi là một tên ngốc, đúng là vô tích sự mà. Nhưng trên thực tế, cố phiếu lúc lên lúc xuống là chuyện bình thường, bạn chỉ là đang ngẫu nhiên thất bại mà thôi. Vì vậy, bạn chẳng qua cũng chỉ là đang phạm một sai lầm mà thôi.
Dán cho mình một cái nhãn nào đó, không chỉ là đang tự đi tìm phiền não cho mình, mà nó còn là một hành động khá vô lý và xuẩn ngốc. Bởi lẽ, mong bạn nhớ rằng: Bản thân bạn không thể nào được định nghĩa bởi mỗi một việc mà bạn từng làm.
Hơn nữa, việc dán nhãn lộn xộn sẽ khiến bạn sử dụng từ ngữ không chính xác khi mô tả sự vật, bởi nó quá cảm tính.
Chẳng hạn: khi đối mặt với việc muốn ăn kem, nhưng đó vừa hay là lúc bạn đang giảm cân, bạn sẽ nghĩ như này: tôi đúng là một con lợn, thế này thì làm ăn được gì nữa.
Kiểu suy nghĩ này sẽ khiến bạn tự trách móc mình, và khả năng cao nhất xảy ra là bạn sẽ có thể dùng sự cảm tính để làm việc, ăn hết luôn cây kem "cho bõ tức"!
06. Tự phê bình bản thân
Bạn thường vô thức đưa ra những đánh giá tốt xấu, ưu khuyết điểm về người hoặc sự việc thay vì chỉ mô tả, chấp nhận và hiểu chúng một cách đơn thuần.
Kiểu tư duy này chủ yếu biểu hiện ở: Bạn rất thường xuyên đánh giá sự vật sự việc một cách cảm tính, và luôn cảm thấy chúng chưa đủ hoàn hảo.
Ví dụ: Cậu ấy chơi bóng rổ giỏi quá, còn tôi, dù đã chơi cả một học kỳ, tôi vẫn thua kém cậu ấy; nhìn xem cậu ấy thành công ra sao, hai chúng tôi vào công ty cùng một lúc, cậu ấy đã lên chức trưởng phòng, còn tôi vẫn chẳng làm được gì cả.
Khi chúng ta so sánh bản thân với người khác, lòng tự tôn, sự tự tin của chúng ta thường sẽ chịu đả kích rất lớn.
Cần phải biết rằng, thế giới này không hoàn mỹ, mỗi người chúng ta cũng không thể bắt mọi thứ trở nên hoàn hảo.
Trong khi những người có tư duy kiểu này thường hướng tới sự cầu toàn, tự tạo áp lực cho bản thân, đây là yếu tố quan trọng khiến họ mắc phải căn bệnh trầm cảm.
Cứ thả lỏng, thong thả mà sống, đời còn dài, tương lai còn rất rộng, mong cuộc sống của bạn sẽ ngập tràn nhiều ánh nắng hơn nữa nhé!
Doanh nghiệp và Tiếp thị