6 quốc gia chất vấn Ấn Độ về việc hạn chế xuất khẩu gạo, lúa mỳ
6 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh và Nhật Bản mới đây đã yêu cầu Ấn Độ giải thích về kế hoạch dỡ bỏ hoặc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati của nước này, cũng như có thay thế lệnh cấm bằng việc ban hành thuế xuất khẩu hay không.
- 15-09-2024Ấn Độ gỡ bỏ quy định áp giá sàn gạo basmati xuất khẩu, giá gạo châu Á thấp nhất 8 tháng
- 12-09-2024Ấn Độ áp thuế tối đa 30% với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam
- 08-09-2024Không phải gạo, Ấn Độ cấm xuất khẩu loại hàng hoá quan trọng năm thứ 2 liên tiếp, nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt
Tại cuộc họp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Nhật Bản cũng đặt ra câu hỏi về việc Ấn Độ trợ cấp điện cho nông dân. Trong khi đó, Canada đã chất vấn về việc liệu New Delhi có cân nhắc đến an ninh lương thực của các nước nhập khẩu, vào thời điểm áp dụng lệnh hạn chế xuất khẩu lúa mì hay không. Các nước thành viên WTO cũng băn khoăn về các chương trình hỗ trợ thu nhập của Chính phủ và các bang của Ấn Độ dành cho người nông dân nước này. Như vậy, hơn 40 câu hỏi đã được đặt ra cho Ấn Độ liên quan đến các biện pháp hạn chế xuất khẩu của nước này kể từ năm 2022.
Vào tháng 7/2023, Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati, nhưng cho biết việc xuất khẩu sẽ được cân nhắc trên cơ sở sự cho phép của Chính phủ Ấn Độ, theo yêu cầu từ các quốc gia nhập khẩu. Trong giai đoạn vừa qua, nước này đã xuất khẩu gạo sang Nepal, Mauritius, Namibia và một số quốc gia châu Phi khác.
New Delhi cũng đã cấm xuất khẩu lúa mì vào tháng 5/2022, vì lo ngại tình trạng thiếu hụt trên thị trường trong nước, sau khi các diễn biến không thuận lợi của thời tiết ảnh hưởng đến mùa màng.
Ấn Độ đã trợ cấp đầu vào trị giá 48 tỷ USD cho các hộ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp hoặc thiếu nguồn lực trong niên vụ tính từ ngày 1/10/2022 - 30/9/2023. Theo kết quả điều tra dân số nông nghiệp năm 2015 - 2016 của Ấn Độ, 99,43% các hộ làm nông nghiệp tại nước này là nông dân có thu nhập thấp hoặc thiếu vốn.
VOV