6 sai lầm mà ai cũng tin là đúng khi sử dụng điều hòa, vừa khiến tiền điện tăng đột biến còn hại sức khỏe
Một số người thường hạ nhiệt độ thấp để nhanh mát phòng, đến khi phòng mát thì tắt điều hòa đi, lúc sau bật tiếp... tuy nhiên, cách làm này vừa gây hại sức khỏe, vừa tốn tiền điện.
- 24-06-2021Quạt giá rẻ "thần thánh" gây sốt mùa nắng nóng, không ngốn điện, tiết kiệm tiền?
- 21-06-2021Giật mình với 8 thiết bị gia dụng “ngốn” tiền điện không thua điều hòa nhưng dễ bị bỏ qua trong nhà
- 17-06-20218 mẫu điều hòa siêu tiết kiệm điện trên thị trường, 1 tiếng bật máy hết 700 đồng, chiếc rẻ nhất giá chỉ từ 3 triệu đồng
Để nhiệt độ thấp nhanh mát
Ảnh minh họa.
Nhiều người sử dụng khi mới mở điều hòa thường cài đặt mức nhiệt thấp nhất có thể vì cho rằng như vậy sẽ nhanh mát hơn. Tuy nhiên, thực tế việc để 16 hay 24 độ ban đầu thì tốc độ làm lạnh là như nhau.
Số chỉ nhiệt độ trên điều khiển không có nghĩa là độ lạnh của luồng gió, mà là giới hạn để điều hòa tự nhận biết khi nào là đủ và giảm cường độ làm lạnh. Chẳng hạn khi đặt mức 20 độ C, điều hòa sẽ coi đó là mức nhiệt mục tiêu, đến khi phòng đủ lạnh sẽ tự giảm gió để duy trì nguyên trạng.
Nếu ngay từ đầu bạn đã bắt điều hòa phải hoạt động hết công suất ở mức mục tiêu 16 độ C mà không chỉnh lại, qua thời gian chính máy móc trong điều hòa sẽ tự trở nên quá lạnh và giảm hiệu suất làm việc. Vừa kém hiệu quả lại vừa hại tuổi thọ điều hòa cùng hóa đơn điện.
Giữ điều hòa liên tục trong ngày
Ảnh minh họa.
Nếu bạn bật máy lạnh cả ngày sẽ rất tốn điện theo cách không cần thiết. Vì hầu hết máy lạnh chỉ cần một vài phút hoạt động là đủ làm mát ngôi nhà bạn. Thực tế, bật điều hòa liên tục cả ngày sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn vì không khí không được lưu thông cũng như độ ẩm trong phòng bị giảm đi khá lớn. Do đó, hãy tắt điều hòa và sử dụng quạt vào những thời gian không quá nóng trong ngày. Điều này vừa giúp làm không gian phòng thông thoáng hơn vừa giúp tiết kiệm điện năng đáng kể.
Bật tắt điều hòa liên tục để tiết kiệm điện
Ảnh minh họa.
Việc tắt điều hòa sau khi phòng đã đủ mát và bật lại để tiết kiệm điện cũng là sai lầm phổ biến của nhiều người. Thực tế, máy lạnh bao gồm dàn nóng và dàn lạnh. Dàn nóng tiêu thụ điện nhiều hơn, chiếm 95% tổng công suất máy lạnh. Thời gian khởi động cũng là lúc toàn bộ hệ thống máy lạnh làm việc để giảm nhiệt độ phòng.
Khi độ lạnh đạt yêu cầu, dàn nóng sẽ dừng, chỉ còn quạt gió và động cơ đảo gió tiếp tục vận hành. Các máy lạnh đời mới đều được trang bị tính năng ngắt tự động này nên bạn không cần chủ động bật/ tắt máy lạnh gây tiêu thụ điện năng gấp 3 lần mức năng lượng cần để duy trì độ lạnh.
Chế độ Dry vừa làm mát, vừa tiết kiệm điện
Ảnh minh họa.
Chế độ Dry là chế độ thực hiện chức năng khử độ ẩm của không khí trong phòng và duy trì nhiệt độ hiện tại của phòng. Khi chuyển sang chế độ Dry, chúng ta có thể cảm thấy mát hơn do hơi ẩm trong phòng bị hạ xuống làm mồ hôi bay hơi nhanh hơn giúp cơ thể tỏa nhiệt nhanh theo và hiệu quả này cũng chỉ có thể cảm thấy trong những ngày trời mát, nhiệt độ không cao.
Ví dụ như nhiệt độ phòng là 32⁰C, bấm nút chạy chế độ Dry, máy sẽ duy trì nhiệt độ phòng chênh lệch không quá 2⁰C (30-34⁰C), vì thế chế độ Dry không có hiệu quả nếu muốn làm lạnh sâu.
Điều hòa sẽ tạo ra không khí trong lành, sạch sẽ
Ảnh minh họa.
Đa số những loại điều hòa thông thường hiện nay chỉ có tác dụng làm mát là chính, bằng cơ chế ngưng tụ và tách khí nóng ra bên ngoài. Đối với những thương hiệu điều hòa cải tiến, không khí có thể được làm sạch khỏi các chất gây dị ứng, bụi nhỏ và giữ lại bên trong lớp lọc. Tuy nhiên, điều hòa không phải một chiếc máy lọc không khí thực thụ, nó sẽ chịu thua đối với những lớp bụi thực sự nhỏ và vượt qua được lớp lưu thông khí - tác nhân chính gây nên những bệnh như hen, viêm phổi...
Không kiểm tra bảo dưỡng điều hòa thường xuyên
Ảnh minh họa.
Bất kể là loại điều hòa có chức năng lọc chất bẩn trong không khí hay điều hòa thông thường, chúng cũng đều giữ lại một phần bụi bẩn và cả hơi ẩm khi hút khí vào để làm lạnh. Chất bẩn đọng lại có thể tiếp tục bị phân tán theo luồng khí tỏa ra bất cứ lúc nào, còn hơi ẩm sẽ gây ra mốc, gỉ sét bên trong hệ thống điều hòa khi ngưng tụ kéo dài quá lâu, vừa giảm tuổi thọ và hiệu năng, vừa tốn điện.
Ngoài ra, độ bền của điều hòa đi xuống sẽ khiến bộ phận đựng chất xúc tác làm lạnh có thể bị rò rỉ, hòa lẫn vào không khí xung quanh.