6 suy nghĩ sai lầm khiến bạn trở thành nhân viên "bất tài" trong mắt lãnh đạo, không sớm thì muộn cũng bị đào thải
Suy nghĩ sai lầm tại nơi làm việc có thể khiến sự nghiệp của bạn dần đi vào ngõ cụt. Muốn được thăng tiến, tăng lương thì phải sửa ngay.
- 11-02-20191 năm được trải nghiệm cả 3 điều này thì bạn đang thực sự "thăng cấp" thay vì đánh mất bản thân trong lối sống tầm thường
- 11-02-2019Ai cũng biết sống là phải tiến bộ không ngừng, nhưng mấy ai hiểu thế nào mới là "tiến bộ" đúng nghĩa?
Một nhà lãnh đạo cũ đã nghỉ hưu nhiều năm nói với tôi rằng điều ông ghét nhất là những người đến thực tập ở công ty, vì thái độ làm việc của họ là không đúng. Khi nhìn vào vấn đề, họ thường sẽ có suy nghĩ phụ thuộc nhiều hơn vào người khác để xem xét chúng.
Trong thực tế, một số vấn đề thực sự không phải là chúng ta không biết, mà chúng ta quá lười biếng để suy nghĩ. Điều đó dẫn đến việc bạn sẽ luôn gặp rắc rối với những người khác và dần khiến cho những người xung quanh trở nên chán ghét bạn.
Không ai hướng dẫn, làm sao tôi có thể làm việc?
Khi ở nhà, bạn đang quen có cha mẹ đang thúc giục, còn ở trường, bạn quen việc có giáo viên thúc giục, hướng dẫn. Chúng ta đã quen với việc có một người luôn đứng sau thúc giục thì mới có thể làm được một việc gì đó, từ dọn dẹp nhà cửa cho đến việc học tập. Nhưng khi đến nơi làm việc, nếu bạn không chủ động tìm hiểu, sẽ không có ai thúc giục bạn học hỏi đâu.
Hãy suy nghĩ về cách người khác sẽ dạy bạn và áp dụng nó, khi bạn đến nơi làm việc, anh ấy sẽ chỉ cho bạn biết thứ này là gì, nó được dùng để làm gì và phần còn lại bạn cần phải tự tìm hiểu.
Cứ nỗ lực là được, kết quả không quan trọng
Ở trong trường học, mọi thứ có thể rất đơn giản. Miễn là bạn sẵn sàng học hỏi, kết quả sẽ không quá tệ. Nhưng trong công việc, mọi thứ không đơn giản như vậy: không phải chỉ cần nỗ lực là bạn có thể đạt được thành công. Khi mục tiêu của bạn đi sai hướng lúc đầu, cho dù cố gắng thế nào, bạn vẫn có thể không đạt được kết quả như mong muốn.
Nỗ lực là đúng, nhưng bạn cần đi đúng hướng, và để đạt được điều đó, bạn cần phải có mục tiêu rõ ràng. Trước khi làm việc, bạn cần hiểu ý định của người lãnh đạo xem anh ta muốn đạt được một kết quả như thế nào để có thể làm theo suy nghĩ của anh ta. Nếu bạn hoàn thành điều đó, bạn sẽ không làm bất cứ điều gì vô ích.
Khi không hiểu vấn đề, vội vã hỏi người khác ngay
Nếu không biết mà chủ động học hỏi là một điều tốt. Nhưng tại nơi làm việc, nếu bạn không hiểu và không xem xét kĩ vấn đề mà lại hỏi người khác ngay thì những người xung quanh có thể sẽ nghĩ rằng có vẻ bạn vừa hấp tấp vừa không có khả năng làm việc. Vậy nên, bạn nên xem xét kỹ lưỡng mọi vấn đề trước khi đem hỏi người khác.
Nếu bạn gặp vấn đề, trước tiên bạn phải chủ động giải quyết chúng. Nếu bạn thực sự không hiểu, mới đem đi tìm người hướng dẫn. Khi đó, bạn sẽ hiểu sâu vấn đề hơn và có thể đưa ra được những câu hỏi hữu ích hơn.
Dù nhiều người cho rằng "không biết phải hỏi" là điều nên làm, nhưng thực tế không nhiều người hiểu được ý nghĩa thực sự của câu nói đó. Đừng nên vội vàng khi gặp bất cứ vướng mắc gì trong công việc, nếu bạn xem xét nó một cách kỹ càng, bạn sẽ tìm ra nút thắt và có thể giải quyết nó mà không cần sự trợ giúp của người khác.
Luôn chờ chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng rồi mới làm
Bạn đã quen rằng: Mọi thứ cần chuẩn bị sẵn sàng rồi mới đi đến hành động thực tế. Nhưng nếu luôn rụt rè, mong chờ vào bản thân thay đổi và chờ có cơ hội, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều điều.
Rốt cuộc, ở nơi làm việc, rất nhiều thứ đang xảy ra, chúng sẽ không cho bạn cơ hội để chuẩn bị. Chỉ khi bạn chấp nhận thử thách, bạn mới có cơ hội vượt qua nó.
Không phân biệt ưu tiên trước – sau
Bởi vì chúng ta vừa bước vào nơi làm việc, thật dễ dàng để quên điều đầu tiên chúng ta thực sự cần làm là gì và chúng ta sẽ lãng phí quá nhiều thời gian ở một số việc không đáng kể.
Đôi khi thì ngược lại, bạn đặt mọi thứ vào một vấn đề cấp bách, nhưng đối với những điều đặc biệt quan trọng nhưng không cấp bách thì lại hoàn toàn lãng quên chúng.
Cả hai điều này đều cần phải tránh, bạn cần biết điều gì là quan trọng hơn, cần ưu tiên giải quyết trước.
Quá nhạy cảm khi làm việc
Khi mới vào làm việc, nhiều người sợ làm sai và sợ bị chỉ trích, vì vậy họ không dám đặt câu hỏi khi họ gặp vấn đề. Rút cuộc, sự nhạy cảm, rụt rè đó khiến họ vẫn mãi không biết làm thế nào để giải quyết được khúc mắc đó.
Và trên thực tế, những vấn đề chưa giải quyết được sẽ ngày một lớn hơn. Lúc đầu có thể chỉ là một vấn đề nhỏ nhưng sau đó nó sẽ trở nên phức tạp, cho đến khi bạn không có cách nào để giải quyết.
Nếu có một vấn đề thực sự, bạn nên xử lí sớm và có thể tìm ra giải pháp tốt hơn. Những sai lầm trong công việc là không thể tránh, hãy cứ làm việc, mắc lỗi – nhận lỗi và sửa sai. Nếu những vấn đề, lỗi sai trong công việc không được phát hiện và xử lí kịp thời, bạn sẽ rất dễ gặp rắc rối.
Nếu bạn muốn trở thành một người làm việc chuyên nghiệp, bạn phải thoát khỏi lối suy nghĩ này.
Trí Thức Trẻ