6 thiết kế giúp cuộc sống thêm nhàn nhã, đặc biệt cái cuối ai cũng khen tiện
6 thiết kế này là đủ để giúp cuộc sống của bạn trở nên đơn giản hơn.
- 14-08-20246 thiết kế đồ tưởng vô dụng, tới khi biết cách dùng mới thấy tôi mới là kẻ hồ đồ!
- 06-06-2024Sau khi sống ở ngôi nhà mới được hai năm, tôi càng thấy mình quá đúng khi chọn 7 kiểu thiết kế này
- 13-04-2024Sau khi đập thông ban công, bạn hãy thử thiết kế như thế này, nó sẽ tăng thêm 5 mét vuông ngay lập tức
1. Kệ đựng tủ quần áo ngắn hơn
Nếu bạn thích lưu trữ quần áo trong tủ theo kiểu “treo nhiều - xếp ít”, vậy thì bạn rất nên làm ngắn phần kệ đựng. Chẳng hạn như trước khi chúng dài tầm 60cm thì bạn hãy rút lại còn 30cm. Điều này sẽ mang lại sự thuận tiện mỗi khi tìm kiếm quần áo, bạn không cần lục tung đồ đạc mà vẫn có thể nhìn thấy mọi loại trang phục một cách dễ dàng.
Việc rút ngắn kệ đựng còn giúp bạn treo áo khoác dài hoặc váy vóc tiện hơn, thiết kế này không cản trở việc treo đồ nên trang phục hạn chế tốt việc nhăn nhúm, xộc xệch.
2. Tủ nhà tắm không đáy
Đối với tủ truyền thống có đáy, bề mặt đáy rất dễ bám bụi bẩn và tích nước đọng, khiến việc lau chùi vệ sinh trở nên vô cùng khó khăn. Nếu nhà bạn cũng gặp tình trạng tương tự, lời khuyên đó là bạn hãy chuyển sang dùng tủ không đáy. Việc vệ sinh chắc chắn dễ dàng hơn, khi đựng những đồ dùng như kem đánh răng, bàn chải và máy sấy tóc cũng thuận tiện hơn nhiều.
Cư dân mạng @Heyly chia sẻ: Trước đây, tôi chọn mua tủ không đáy cho phòng tắm vì không thích đặt bừa bộn nhiều thứ lên mặt bàn. Dùng rồi mới thấy thiết kế này đúng tiện lợi, giúp "giấu đồ" rất tốt, việc lau chùi cũng dễ như ăn kẹo.
Cư dân mạng @Sausage cũng dành lời khen ngợi: Phải nói là chiếc tủ không đáy rất thoáng khí và linh hoạt. Ở phòng tắm nhà tôi, máy rửa tay tự động được gắn trực tiếp lên tường, tôi chỉ cần luồn tay vào đáy tủ là có thể dễ dàng lấy bọt để rửa tay. Nhìn chung, thiết kế này rất hợp với những gia đình thích cất gọn đồ đạc nhưng vẫn phải đảm bảo sự tiện lợi khi sử dụng.
3. Tận dụng ban công làm tủ đựng đồ
Lắp đặt thêm 1 tủ đựng đồ ở ban công thực sự rất thiết thực. Chúng thuận tiện để bạn ưu trữ các loại dụng cụ vệ sinh hoặc thiết bị ít sử dụng, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của không gian.
Cư dân mạng @Beibei chia sẻ: Tôi chọn khu vực ban công sinh hoạt để làm 1 tủ đựng đồ, chúng khá nhỏ vì như thế mới phù hợp với diện tích nhà tôi, song, xét về tính năng thì không có điểm nào để chê. Tại đây, tôi đặt các dụng cụ cơ khí ở trên và dụng cụ hút bụi ở dưới. Điều này đã giúp nhà cửa ngăn nắp gọn gàng, quan trọng là việc tìm đồ diễn ra cực nhanh chóng.
Cư dân mạng @LuLulu cũng đồng tình: Chiếc tủ ở ban công chính là nơi tôi yêu thích nhất trong nhà. Nó có thể chứa tất cả hàng hóa và dụng cụ dọn dẹp. Toàn bộ không gian được lưu trữ hợp lý, vậy nên dù tôi chẳng dọn dẹp gì nhiều nhưng nhà cửa vẫn luôn sạch sẽ.
4. Đèn cảm biến ở lối vào
Đèn cảm biến ở khu vực lối không phải thiết kế xa lạ với nhiều gia đình. Nếu nhà bạn chưa có, bạn rất nên tham khảo để áp dụng lối thiết kế này. Mỗi khi trở về nhà vào buổi tối, bạn sẽ không cảm thấy bất an lo lắng vì đèn cảm biến sẽ tự động bật lên, giúp khu vực lối vào nhà trở nên vô cùng sáng sủa.
Sự tiện lợi của đèn cảm biến đã được nhiều người kiểm chứng, chẳng hạn như cư dân mạng @Pepper: Sau khi lắp một dải đèn cảm biến ở nhà, tôi đã tự hỏi tại sao mình không làm điều này sớm hơn? Bởi vì chúng vô cùng tiện lợi đối với tôi - 1 người thường về nhà vào ban đêm và lần nào cũng phải mò mẫm rất lâu mới tìm được công tắc điện. Bây giờ thì tốt hơn rồi, ngay khi bước vào cửa, dải đèn cảm biến trên tủ giày sẽ tự động sáng lên ngay tức khắc, giúp lối vào sáng sủa, tạo được cảm giác ấm áp, yên tâm.
5. Bồn lau nhà hình tam giác treo tường
So với những bồn lau nhà hình tròn hoặc hình vuông, bồn hình tam giác sẽ chiếm ít không gian hơn, giúp quá trình giặt giẻ lau trở nên dễ dàng hơn nhiều. Lắp bồn theo thiết kế treo tường cũng rất tiện lợi vì chúng không bị đọng nước hay bụi bẩn bên dưới, rất thuận tiện để vệ sinh và làm sạch.
Cư dân mạng @yogurtparty "khuyên nhủ" mọi người: Kiểu lắp bồn này xứng đáng có mặt trong mọi gia đình. Việc lắp đặt chúng không hề tốn diện tích, thiết kế hình tam giác vừa độc đáo vừa thiết thực. Ngoài việc sử dụng để giặt giẻ lau nhà, tôi cũng giặt giày dép và rửa tay ở đây. Tóm lại là rất tiện!
6. Nút chặn cửa gắn trên
Các chốt cửa gắn ở dưới thường dễ tích bụi, có nguy cơ vấp ngã hoặc có thể làm hỏng sàn. Việc thay đổi sang nút chặn gắn trên sẽ tạo được cảm giác an tâm trong quá trình sử dụng. Rất nhiều người khen thiết kế này tiện lợi vì về cơ bản, chúng vẫn làm tốt nhiệm vụ cố định cửa, giá thành cũng không chênh lệch mà còn có thêm khả năng bảo vệ cửa và kéo dài tuổi thọ sử dụng cho chính nó.
Cư dân mạng @Xiaowan chia sẻ lý do sử dụng món đồ này: Có một lần, khi chơi trốn tìm cùng con gái, tôi vô tình bị vấp chân vào chốt cửa đến mức bị chảy máu. Chồng tôi thấy vậy liền bỏ luôn thiết kế nút chặn dưới và thay thế bằng nút chặn trên. Vì nhà có con nhỏ nên tôi cũng thấy đồng tình với cách làm của chồng, trên hay dưới đều có tác dụng tương tự nhau nhưng nút chặn trên sẽ an toàn và tiện lợi hơn.
Nguồn: Zhiyou
Phụ nữ số