6 thói quen tai hại khi rửa bát nhà nào cũng mắc phải, bát đĩa chả những không sạch mà còn khiến vi khuẩn sinh sôi, rước ung thư vào người
Ảnh minh họa.
Có những thói quen tưởng chừng vô hại khi rửa bát lại âm thầm khiến vi khuẩn sinh sôi, phát triển, phá hoại sức khỏe gia đình bạn.
- 14-04-2022Giá vé máy bay dịp 30/4 - 1/5 tăng từng ngày, các chặng hot giá lên gần chục triệu
- 13-04-2022Không phải muối hồng Himalaya, đây mới là loại muối được coi là xa xỉ nhất thế giới
- 13-04-2022Xả hàng tồn, tivi giảm mạnh tới 81%, điều hòa rẻ chưa từng có
Ngâm bát, đũa rất lâu trước khi rửa
Ảnh minh họa.
Nhiều người có thói quen ngâm bát qua đêm rồi mới xử lý. Đây là một sai lầm nguy hiểm bởi có thể khiến hóa chất càng ngấm sâu vào trong bề mặt xoong nồi hay các loại bát đĩa. Thậm chí, nếu là đũa, bát bằng gỗ thì hóa chất sẽ ngấm sâu, không thể nào rửa sạch hết được.
Ngoài ra, việc ngâm bát, đũa lâu trong nước cung cấp nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn. Hầu hết vi khuẩn có thể sinh sản ở nhiệt độ 20-30°C tương đương với nhiệt độ phòng. Ngoài ra, bát đĩa, đũa đã dùng còn sót lại cặn thức ăn, dầu mỡ là nguồn chất dinh dưỡng để vi khuẩn sinh sôi.
Khoảng thời gian thích hợp để vi khuẩn xâm nhập vào bát đĩa là từ 1 đến 4 tiếng sau bữa ăn. Nội trong vòng từ 8-18 tiếng, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nhanh chóng. Nếu cứ sau 20 phút, 1 vi khuẩn lại phân tách thành 8, thì sau 10 giờ vi khuẩn có thể phân tách thành hơn 1 tỷ. Nếu sau đó bạn không rửa bát cẩn thận thì khi ăn sẽ vô tình đưa cả những vi khuẩn này vào miệng.
Dùng quá nhiều xà phòng để rửa bát
Ảnh minh họa.
Bạn chỉ nên sử dụng lượng xà phòng rửa bát theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất, nếu dùng quá nhiều sẽ rất khó cọ sạch hoàn toàn. Chúng sẽ lưu lại và thôi nhiễm vào thức ăn mà bạn tiêu thụ.
Đồng thời, bạn đừng lầm tưởng rằng hành động đổ nước rửa chén trực tiếp vào bát đĩa bẩn sẽ giúp tẩy sạch dầu mỡ hơn, thực tế là nó chỉ khiến chất tẩy rửa bám chặt vào bát đĩa mà thôi. Nếu rửa không sạch, phần chất tẩy rửa này sẽ sót lại trên bát đĩa. Khi ăn vào sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, đặc biệt có thể gây tiêu chảy, đau bụng…
Điểm cần lưu ý, khi chọn xà phòng rửa bát, cần đảm bảo rằng chúng không chứa các chất khử trùng mạnh, chất tẩy trắng, triclosan, hoặc một vài chất bị nghi ngờ là có thể gây ung thư.
Xếp chồng bát đĩa lên nhau sau khi sử dụng
Ảnh minh họa.
Đây là thói quen của hầu hết mọi người để mâm bát trông gọn gàng hơn, tiện cho việc dọn rửa. Tuy nhiên làm như vậy, dầu trên bát sẽ dễ dàng bám vào bên ngoài bát trước, làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm khuẩn chéo.
Do đó, khi rửa bát bạn nên chia bát đĩa theo từng loại thức ăn, rửa bát đĩa không có dầu mỡ trước, sau đó đến bát đũa dính nhiều dầu mỡ. Cũng nên rửa bát đĩa đựng thức ăn chín trước, bát đĩa đựng thịt sống, đồ ăn sống rửa sau.
Không thay miếng rửa bát
Ảnh minh họa.
Theo một nghiên cứu của Charles Gerba – nhà vi sinh vật học tại Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, trung bình sẽ có khoảng 10 triệu vi khuẩn/2.54cm2 trong mỗi miếng rửa chén nhưng bồn cầu chỉ tầm 50 vi khuẩn/2.54cm2 mà thôi. Chưa kể chúng còn phát triển và phân chia mỗi 20 phút, làm miếng rửa chén bẩn gấp 200.000 bồn cầu và gấp 20.000 lần khăn lau bếp. Vi khuẩn trên miếng rửa bát càng nhiều, thì tỷ lệ nhiễm bệnh càng lớn.
Vì vậy, bạn nên thay miếng rửa bát mới hai tuần một lần. Trong nhà bếp, khăn lau cũng nên phân loại, cái nào dùng lau tay, cái nào dùng lau bếp, tránh vi khuẩn lan truyền lẫn nhau.
Chỉ tráng qua bát đĩa với 1 lần nước
Ảnh minh họa.
Nhiều người không quá coi trọng vấn đề tráng nước sau khi rửa vì nghĩ rằng chỉ cần không nhìn thấy bọt là được. Tuy nhiên, hóa chất trong nước rửa nếu không rửa thật kĩ chắc chắn vẫn còn bám trên bề mặt.
Không làm khô bát đũa trước khi cất vào tủ
Ảnh minh họa.
Sau khi rửa sạch, chúng ta thường có thói quen xếp bát đũa vào tủ và đóng chặt lại để tránh bụi bẩn, côn trùng. Tuy nhiên, môi trường kín sẽ khiến bát lâu khô, đặc biệt là đũa, muôi gỗ sẽ không thể khô hoàn toàn. Điều này dẫn đến việc chúng dễ hình thành nấm mốc hơn, có thể gây ngộ độc.
Tham khảo:Tasteofhome, Epochtimes