600 lãnh đạo của các "gã khổng hồ” ngành hàng không từ 30 quốc gia sẽ "đổ bộ" tại một Diễn đàn lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón từ 17-18 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ khoảng 110 triệu lượt khách nội địa với tổng thu khoảng 30 tỷ USD, tức là tăng hơn 2 tỷ USD so với năm 2023.
- 23-04-2024Tổng công ty Dược Việt Nam (DVN) dự kiến tăng sở hữu tại Sanofi Việt Nam lên 30%
- 23-04-2024Masan Group chính thức nhận khoản đầu tư 250 triệu USD bằng tiền mặt từ Bain Capital, nâng số vốn đã huy động được trong hai năm qua lên 1,5 tỷ USD
Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) và Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) vừa ký kết hợp tác cùng đăng cai tổ chức sự kiện Diễn đàn Trinity 2024 tại TP.HCM vào cuối năm nay.
Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Văn Dũng, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh... cùng nhiều đại diện lãnh đạo sở ngành tại Tp.HCM tham dự sự kiện.
Ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết: Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón từ 17-18 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ khoảng 110 triệu lượt khách nội địa với tổng thu khoảng 30 tỷ USD, tức là tăng hơn 2 tỷ USD so với năm 2023.
Trong đó, kích cầu mua sắm được coi là một trong những giải pháp giúp tăng doanh thu cho ngành du lịch. “ Mua sắm là sản phẩm còn nhiều dư địa để phát triển và có khả năng bổ trợ cho đợt kinh tế đêm, góp phần phát triển kinh tế của địa phương ”, ông Trùng Khánh phát biểu.
Theo Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược của Dự án “Quy hoạch Tp.HCM thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” của Ủy ban nhân dân Tp.HCM, thành phố có rất nhiều điểm mua sắm hấp dẫn cho cả du khách bình dân thấp và du khách cao cấp, có khả năng trở thành thiên đường mua sắm trong khu vực.
Tuy nhiên, khi phân tích kỹ hơn về chi tiêu của khách du lịch thì số tiền du khách mua sắm ở Tp.HCM thấp hơn so với ở các thành phố lớn trong khu vực.
Hiện tại, khách du lịch quốc tế đến Seoul dành khoảng 47% ngân sách cho mua sắm, tiếp theo là 43% ở Tokyo, 31% ở Kuala Lumpur, 28% ở Singapore, 23% ở Bangkok và chỉ 17% ở Tp.HCM. Điều này cho thấy thành phố vẫn cần cải thiện sức hấp dẫn của các phân khúc sản phẩm mua sắm để thu hút khách du lịch chi tiêu nhiều hơn.
Chính vì vậy, việc giành quyền đăng cai tổ chức Diễn đàn Trinity được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Tp.HCM nói riêng và cho ngành du lịch Việt Nam nói chung.
Ông Nguyễn Cao Cường, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) nhận định: “Sự kiện này có đóng góp rất lớn , với hơn 600 CEO của các tổ chức phi hàng không trên thế giới đến đây , để thúc đẩy cho hệ thống bán lẻ, thúc đẩy cho dịch vụ phi hàng không tại các cảng, ngoài ra còn thúc đẩy thêm du lịch cho T p. HCM.”
Là đơn vị đầu tiên mang Diễn đàn Trinity về Việt Nam, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch IPPG, khẳng định mong muốn Tp.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ dần được công nhận là một điểm đến hấp dẫn trong mắt giới đầu tư, khách du lịch.
Thông qua sự kiện này, Tp.HCM sẽ nâng vị thế của mình trên bản đồ xếp hạng du lịch mua sắm quốc tế, thu hút đầu tư vào ngành bán lẻ, phát triển kinh tế dựa trên du lịch, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Còn ông Martin Moodie - nhà sáng lập, Chủ tịch The Moodie Davitt Report – cho biết, lý do Việt Nam được chọn để tổ chức Diễn đàn Trinity năm nay vì Việt Nam là một trong những thị trường sân bay, hàng không, du lịch, bán lẻ phát triển nhanh nhất thế giới.
“Những sân bay, cơ sở hạ tầng hàng không của Việt Nam đã phần nào đạt tới tiêu chuẩn, đẳng cấp thế giới. V ới diễn đàn Trinity lần này, tôi tin rằng Việt Nam sẽ thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp, các nhãn hàng từ khắp nơi trên thế giới, tạo tiền đề cho ngành công nghiệp hàng không và du lịch phát triển tốt hơn nữa.”
Diễn đàn Trinity năm 2024 dự kiến được tổ chức vào ngày 5 - 6/11 tại Tp.HCM.
Diễn đàn Trinity là diễn đàn giao lưu, trao đổi và kết nối của các doanh nghiệp về lĩnh vực thương mại hàng không trên toàn thế giới do The Moodie Davitt Report cùng Tổ chức Hội đồng sân bay quốc tế (Airports Council International - ACI) và Tổ chức Hội đồng sân bay quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông (ACI Asia - Pacific & Middle East) chủ trì.
Diễn đàn Trinity được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 2/2003 tại London bởi tổ chức The Moodie Davitt Report. Đây được giới thiệu là nhà xuất bản đa phương tiện B2B (business-to-business, doanh nghiệp với doanh nghiệp) thành công nhất trên thế giới.
Đáng chú ý, diễn đàn Trinity các năm trước đều được tổ chức tại các thành phố lớn và năng động bậc nhất thế giới như Singapore, Hong Kong, Qatar, Thượng Hải, Paris... Tham dự Diễn đàn là những “gã khổng lồ” trong lĩnh vực hàng không và sân bay như như Qatar Duty Free, Kansai Airports (Nhật Bản), SSP Group (Anh Quốc)…
Năm 2023, Diễn đàn Trinity đã thu hút sự tham gia của các hãng hàng không, sân bay, tập đoàn miễn thuế hàng đầu thế giới như: Changi Airport, Hongkong Airport, Dubai Airport, Vienna Airport, Qatar Duty Free, Avolta.
Nhịp sống thị trường