65 tuổi, giáo sư đại học nghỉ việc để chăm sóc mẹ già mắc bệnh Alzheimer: Dù có là ngôi sao trên giảng đường thì vẫn là đứa con bé bỏng của mẹ!
Sau cái chết của cha, ông Hưng phát hiện sức khỏe của mẹ ngày càng giảm sút. Ông chẳng thể nhớ nổi đã chứng kiến mẹ ngồi khóc một mình bao nhiêu lần, hay những lúc bà cụ thẫn thờ ngồi trước cửa nhìn vào hư vô.
- 04-06-2024Được mẹ già U70 tặng nhà 100m2, con gái âm thầm bán ngay: Chưa kịp nhận tiền đã bị tòa án triệu tập vì 1 lí do
- 10-05-2024Thấy mẹ già mang vòng vàng đi bán, còn rút sạch tiền trong tài khoản: Con trai liền báo cảnh sát, kịp thời giữ lại ngôi nhà
- 29-04-2024Nghỉ việc để phụng dưỡng mẹ già 80 tuổi suốt 5 năm, đến khi bà qua đời, tôi sững sờ khi thấy cái tên trong di chúc
Chúng ta thường cảm thấy thất vọng khi đọc đâu đó những câu chuyện bố mẹ già phải vào viện dưỡng lão vì con cái không chăm sóc. Hay con cái mải mê công việc để bố mẹ sống trong cảnh cô độc.
Song, đừng vì như thế mà mất niềm tin vào cuộc sống. Bởi trên cuộc đời này còn rất nhiều hoàn cảnh khiến bạn phải bật khóc vì cảm động. Giống như trường hợp của ông Hưng, 65 tuổi - vị giáo sư của Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) sẵn sàng từ giã giảng đường để ở nhà chăm sóc cho người mẹ già mắc bệnh Alzheimer.
Câu chuyện được chia sẻ trên trang Toutiao thu hút được sự quan tâm của rất nhiều cộng đồng mạng.
***
Tháng 10 năm ngoái, ông Hưng còn nhớ người bố của mình còn rất khỏe mạnh. Dù tuổi đã cao nhưng ông lão luôn là nguồn động lực sống của mọi người, lúc nào cũng cười tươi, động viên con cháu. Chẳng ai có thể ngờ được, cũng vào dịp Quốc khánh này, ông lão đột ngột qua đời do nhồi máu não.
Sau cái chết của cha, ông Hưng phát hiện sức khỏe của mẹ cũng ngày càng giảm sút. Ông Hưng chẳng thể nhớ nổi đã chứng kiến mẹ ngồi khóc một mình bao nhiêu lần, hay những lúc bà cụ thẫn thờ ngồi trước cửa nhìn vào hư vô.
Đáng nói, mẹ của ông Hưng lúc nhớ lúc quên, đôi khi nói một đằng nhưng lại làm một nẻo. Thấy tình trạng kéo dài, ông Hưng vô cùng lo ngại nên đưa mẹ đến viện kiểm tra. Tại đây, bác sĩ kết luận bà lão mắc bệnh Alzheimer. Căn bệnh này giống như một tên trộm vô nhân tính, đánh cắp toàn bộ ký ức của người mẹ và biến mẹ thành một đứa trẻ cần có người chăm lo.
Trước tình trạng trên, ông Hưng không còn cách nào khác, buộc phải xin nghỉ việc để ở nhà bên mẹ mỗi ngày. Ông hi vọng có thể dùng tình yêu thương của con cháu để khiến mẹ già hạnh phúc hơn.
Song, cuộc đời thật chẳng như ông mong muốn. Bệnh tình của bà lão cứ vậy mà nặng lên.
Một lần, ông Hưng đi chợ mua rau về nhà. Vừa bước vào cửa, mẹ ông đã nghi ngờ rồi hỏi ông là ai. Cảnh tượng này khiến ông Hưng đau lòng rơi nước mắt.
Lần khác, khi vợ chồng ông Hưng đang ăn cơm thì bà lão tiến lại gần rồi đánh con trai. "Tại sao chúng mày không cho tao ăn cơm, chúng mày dám bỏ đói tao à", bà lão nói trong khi vừa mới được ăn 15 phút trước đó.
Chưa hết, bà lão còn không kiểm soát được những hành vi cơ bản nhất như đi vệ sinh tùy tiện bất cứ đâu khiến ông Hưng rất mệt mỏi mỗi khi lau dọn.
Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan này, vị giáo sư bắt đầu nghĩ đến việc gửi mẹ vào viện dưỡng lão để đội ngũ bác sĩ theo dõi bệnh tình của bà tốt hơn. Nhưng khi nhìn thấy bóng lưng già nua của mẹ, ông Hưng lại không nỡ. Ông Hưng cũng hiểu rất rõ rằng dù mẹ có mất trí nhớ thì bà vẫn mong muốn gia đình ở bên cạnh.
Được biết, trường hợp của ông Hưng không phải cá biệt trong xã hội này mà đã nói lên thực tế khá nghiêm trọng.
Theo dữ liệu nghiên cứu, tính đến cuối năm 2022, ở Trung Quốc đã có 44 triệu người già khuyết tật, họ không thể tự chăm sóc bản thân và phải sống phụ thuộc vào người khác.
Đằng sau con số thống kê khủng khiếp này là nỗi buồn và sự đấu tranh của 44 triệu gia đình, nhiều người trong số họ bị giằng xé giữa lòng ích kỷ và lòng hiếu thảo. Như trường hợp của giáo sư Hưng, ông còn may mắn hơn nhiều người khác vì có vợ, các con và anh em trong gia đình phụ giúp chăm bà lão. Nhưng đối với gia đình một con thì vấn đề chăm người già không phải chuyện nhỏ.
Đến khi không thể kiểm soát được tình hình, nhiều người sẽ buộc phải chọn cách gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão.
Nhìn chung, dù lựa chọn thế nào thì chúng ta cũng không được quên chữ "hiếu". Bố mẹ đã vất vả nuôi các con khôn lớn thì các con phải cố gắng hết sức để phụng dưỡng họ. Thậm chí, đôi khi chúng ta không thể đích thân chăm sóc bố mẹ thì chúng ta phải cố gắng để yêu thương và đồng hành cùng họ đến giây phút cuối đời.
Theo Toutiao
Đời sống & pháp luật