65 tuổi, lần lượt đến ở nhà con trai và con gái mà không hài lòng, tôi tìm được một “bến đỗ” khác được cả gia đình ủng hộ
Người đàn ông Trung Quốc từng muốn sống luân phiên ở nhà các con, nhưng kế hoạch không thành.
- 13-10-2024Chưa đầy 3 tuần nữa sẽ có 6 con giáp được cát tinh soi chiếu, bội thu tài lộc, cuộc sống viên mãn
- 13-10-2024Phát hiện mì hết hạn, người đàn ông vẫn mua đầy túi rồi kiện siêu thị đòi bồi thường 17 triệu đồng: Phán quyết của tòa án được đồng tình
- 13-10-2024Từ "vé vớt" thi Quý đến nhà vô địch Olympia 2024: Có một Phú Đức giỏi và bản lĩnh như thế!
Bài viết của tác giả Lý Minh trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc)
Không thể hoà hợp với gia đình các con
Tuổi càng cao, mỗi người càng quan tâm đế cách nghỉ hưu phù hợp và hạnh phúc nhất. Sau khi vợ qua đời 5 năm, tôi càng nghĩ về bến đỗ bình yên của tuổi già nhiều hơn khi sống cô đơn một mình. Con gái tôi lấy chồng ở cùng thị trấn còn con trai làm việc trên thành phố nên không thường xuyên về thăm bố.
Đến một ngày, tôi gọi cả 2 con về để thông báo về “kế hoạch nghỉ hưu”, cụ thể tôi dự định đến ở nhà mỗi đứa 1 năm. Lần lượt như vậy để không ai cảm thấy bố là gánh nặng, các con đều không phản đối nên tôi thu dọn hành lý đến ở cùng con trai trước. Thế nhưng điều tôi không ngờ đến là dù con trai chấp nhận cấp dưỡng bố thì con dâu lại phản đối ngầm bằng cách về nhà rất muộn hoặc mỗi khi ở nhà lại cãi nhau với con trai.
Sống ở đây 2 tháng tôi vội dọn đi vì không chịu nổi bầu không khí ngột ngạt này. Sang đến nhà con gái, những tưởng nếp sống thôn quê sẽ giúp tôi hòa nhập với gia đình con gái nhanh chóng nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Nhà con gái thường đón nhiều khách bên họ hàng con rể, mỗi lần đến họ lại hỏi về lý do tôi đến ở và nhìn tôi bằng ánh mắt hiếu kỳ, xa lạ.
Dù sao chuyện con gái sau khi kết hôn vẫn ở với bố không phổ biến ở vùng quê này, thấy con gái và con rể cũng cần không gian riêng tư của vợ chồng son nên chưa đầy nửa tháng tôi lại cuốn gói ra đi, về ngôi nhà cũ.
Thay đổi kế hoạch nghỉ hưu
Trở về nhà, tôi vẫn bức bối vì cảm giác cô đơn mỗi ngày và nỗi lo khi lương hưu vô cùng ít ỏi, nếu lỡ ngã bệnh sẽ khó tự lo thân mình. Các con đề xuất đưa tôi vào viện dưỡng lão nhưng tôi vẫn quả quyết nói không. Tại sao tôi có đến 2 người con vẫn khỏe mạnh mà lại cần vào viện dưỡng lão?
Tôi chủ động đề cập đến việc mong các con về thăm bố mỗi tuần và gửi thêm phí sinh hoạt. Sau “kế hoạch nghỉ hưu” bất thành, con trai cảm thấy mình có lỗi nên tuần nào cũng đều đặn lái xe về nhà thăm bố, con gái thì chăm chỉ gửi tiền sinh hoạt phí cho tôi.
Ban đầu tôi rất hài lòng nhưng sau đó mới nhận ra con trai mỗi tuần đều mệt mỏi lái xe trăm km trong khi cả tuần đều làm việc vất vả, con gái còn nhiều nỗi lo về tài chính khi các cháu đến tuổi đi học. Khi ấy tôi mới thấy mình đã quá ích kỷ khi chỉ mong các con làm hài lòng mình mà không nhận ra chúng đã trưởng thành, có cuộc sống riêng với những mối bận tâm riêng.
Mất một đêm trằn trọc, tôi quyết định không để bản thân trở thành nỗi lo cho các con nữa. Tôi nói chúng nếu có thời gian rảnh mới về thăm và dư dả tiền bạc mới gửi cho bố, ai có gì góp nấy tùy theo sức lực và hoàn cảnh. Con trai đồng ý mỗi tháng gửi tôi tiền sinh hoạt thay em gái còn con gái sẽ sang thăm tôi nhiều thay cho cả phần anh trai.
Tôi cũng tự thấy bản thân mình còn sức lao động nên tìm các công việc thời vụ, vừa có nguồn thu nhập để phòng thân vừa bớt rảnh rỗi để ngồi nghĩ ngợi. Việc đi làm cũng giúp đầu óc tôi minh mẫn hơn, có thêm mối quan hệ với một số người bạn cùng tuổi.
Như vậy ngôi nhà cũ lại trở thành bến đỗ bình yên và phù hợp nhất sau khi tôi thay đổi suy nghĩ và lối sống. Các con đều cảm ơn khi tôi không còn bắt buộc chúng chiều theo ý bố, như vậy cả gia đình đều thoải mái và hạnh phúc.
Vậy nên người cao tuổi đừng nên nghĩ việc nuôi con chỉ để dưỡng già, nên có sự tự lập cho bản thân, đồng thời lắng nghe cảm nhận của các con để có kế hoạch nghỉ hưu phù hợp nhất với cả gia đình.
Đời sống Pháp luật