66 tuổi, lương hưu 20 triệu đồng, hai thân già vẫn phải làm việc để nuôi cậu quý tử 40 tuổi, đến khi người vợ qua đời vì kiệt sức, tôi mới tỉnh ngộ và đuổi con trai ra khỏi nhà
Bao bọc nuôi con trai đến năm 40 tuổi, vợ tôi kiệt sức đến qua đời nhưng vẫn không thể lay động trái tim vô cảm của con.
- 08-07-2024Tôi 55 tuổi, lương hưu 10 triệu đồng/tháng, tái hôn với một người đàn ông giàu 63 tuổi: Sau 3 tháng tôi ly hôn vì thấy chồng GIA TRƯỞNG và quá đáng!
- 06-07-2024Cụ ông U80 tâm sự: "Bảo hiểm an toàn nhất của tôi không phải con cái mà là lương hưu"
- 06-07-202468 tuổi, lương hưu 28 triệu đồng/tháng, gặp lại tình đầu tại khu dưỡng lão, tôi muốn tái hôn: Đối phương chỉ cần 350 triệu dưỡng già nhưng các con phản đối kịch liệt
Tên tôi là Trần Tôn, năm nay 66 tuổi. Tôi đã nghỉ hưu được 6 năm, lương hưu hàng tháng là 6.000 tệ (hơn 20 triệu đồng). Vợ tôi ít hơn tôi 3 tuổi, bà ấy vẫn đi làm giúp việc thuê với mức lương khoảng 15 triệu đồng/tháng. Lẽ ra tôi có thể sống vui khỏe đến tuổi già nhưng ông trời lại bắt tôi phải trải qua muôn vàn cực nhọc.
Tôi có một cậu con trai 40 tuổi tên là Trần Hiểu Minh. Nó là niềm tự hào và cũng là nỗi đau của tôi. Khi còn nhỏ, Hiểu Minh rất thông minh và tài năng, nó luôn nằm trong số những học sinh giỏi nhất trường và rất nổi tiếng so với các bạn cùng lớp. Do đó, vợ chồng tôi đều đặt nhiều hy vọng vào con trai, mong rằng con sẽ trở thành một người có tương lai triển vọng.
Tuy nhiên, kể từ khi tốt nghiệp đại học, tôi thấy con dường như đã trở thành một con người khác. Nó không còn tinh thần và sự tự tin như trước nữa mà chỉ dành cả ngày nhàn rỗi ở nhà, chơi máy tính, xem tivi, ăn uống và ăn uống.
Tôi và vợ rất lo lắng. Chúng tôi đã cố gắng hết sức để tìm cho nó một công việc, giới thiệu bạn gái và sắp xếp cuộc sống cho con. Nhưng Hiểu Minh không đánh giá cao điều đó, bất kể chúng tôi nói hay làm gì, nó cũng không lắng nghe và phớt lờ chúng tôi.
Đến khi hết tiền tiêu xài, nó lại ngửa tay xin tiền bố mẹ. Chúng tôi dù bực trong lòng nhưng không thể từ chối, dù sao Minh cũng là con trai duy nhất của chúng tôi, là trái tim và máu thịt mà vợ chồng tôi đứt ruột đẻ ra. Nhưng chúng tôi đều đã già, không thể cứ mãi đi làm để nuôi con đến hết cuộc đời.
Trước đây, tôi và vợ đều là công nhân, công việc vất vả mà đồng lương thì ít ỏi. Do đó, tài sản của chúng tôi chẳng có gì ngoài căn nhà cũ và vài sào ruộng. Tôi từng nghĩ rằng, đời bố mẹ đã vô cùng vất vả vì không có học thức nên dù khó khăn đến đâu cũng phải nuôi con ăn học đường hoàng. Căn nhà này trước sau cũng là của con, nó có thể ở hoặc bán đi nếu làm việc trên thành phố. Song, giờ đây mọi dự định của tôi đều không thành hiện thực.
Tôi rất thất vọng, căm ghét sự bất hiếu, vô dụng mà con trai đang có. Tôi có cảm giác mình đang nuôi ong tay áo nhưng tình yêu mà tôi dành cho con khiến tôi chẳng thể biến thương thành hận. Đôi khi, tôi muốn đuổi con ra khỏi nhà để nó tự xoay sở nhưng lại lo lắng con chẳng thể kiếm nổi một miếng cơm. Vậy là, hai thân già chúng tôi cứ nuôi cậu quý tử như vậy đến nay nó đã 40 tuổi.
Cho đến một ngày, tôi không thể tha thứ cho con được nữa. Đó là buổi sáng khi vợ tôi đang ăn cháo thì bất ngờ ôm ngực đau đớn, chân co quắp. Bà ấy nhìn tôi chằm chằm như đang cầu cứu, tôi liền lập tức bế vợ nằm lên ghế sofa.
Tôi hét to lên gọi con trai, kêu nó nhanh chóng gọi cấp cứu thì mãi không thấy ai đáp lại. Tôi tức giận buông tay vợ ra để với lấy chiếc điện thoại bấm 120. Sau đó, tôi chạy vào trong phòng để lấy chiếc chăn mỏng ra đắp cho vợ thì thấy con trai vẫn mải mê chơi điện tử.
Tôi tức giận lao vào rút phích cắm máy tính rồi chửi: "Mẹ mày xảy ra chuyện rồi, sao mày còn vẫn ngồi chơi được. Mày không có lương tâm à"
Con trai tôi cũng gào lên: "Sao bố dám tắt trò chơi của con, bố có biết con đang sắp thắng không. Mẹ ốm thì bố đưa đi viện, cần gì phải làm to chuyện lên chứ".
Sau khi nghe những lời nói ấy, tôi tức giận đến mức gần như hộc máu. Tôi điên cuồng chạy ra ngồi cạnh bên vợ thì thấy bà ấy dường như đã không còn sự sống.
"Nhìn xem, mẹ mày đã chết rồi! Bà ấy là mẹ ruột của mày, sao mày có thể nhẫn tâm như vậy? Sao mày có thể bất hiếu như vậy? Mày có còn là con người không?", tôi bật khóc nức nở.
Nghe tôi nói xong, con trai tôi chậm rãi bước tới, nhìn vào mặt mẹ nó rồi lạnh lùng nói: "Bà ấy chết rồi, liên quan gì đến tôi? Bà ấy không cho tôi lợi ích gì. Cả hai người đều chỉ muốn kiểm soát tôi, bắt tôi sống như hai người muốn. Tôi không hề thích như vậy, tôi muốn được tự do".
Hai chúng tôi bắt đầu cãi vã, đổ lỗi cho nhau. Không ai trong chúng tôi để ý rằng một số hàng xóm và người qua đường đã tụ tập ngoài cửa. Họ đều bị thu hút bởi giọng nói của chúng tôi và theo dõi cuộc cãi vã của hai bố con. Có người lắc đầu thở dài, có người chỉ trỏ, có người lấy điện thoại di động ra chụp ảnh quay phim. Chúng tôi hành động như một trò hề trước mặt mọi người.
10 phút sau, cuối cùng xe cứu thương và cảnh sát cũng tới. Tôi bỏ mặc con trai ở nhà rồi leo lên xe cứu thương đưa vợ tôi đến bệnh viện thực hiện các thủ tục cần thiết trước khi tổ chức tang lễ.
Khi mọi công việc đã xong xuôi, tôi quyết định bán căn nhà đi và vào viện dưỡng lão sinh sống. Từ đó, tôi cũng chưa từng gặp lại con trai.
Sau này có một lần nó vào thăm tôi, nó khoe đã tìm được công việc làm chuyển phát nhanh và có thể kiếm được 14 triệu đồng mỗi tháng. Nhưng thay vì quan tâm đến tôi, nó luôn đến để than vãn về sự khó khăn đang gặp phải rồi xin tôi chu cấp cho một chút tiền.
Song, lòng tôi đã nguội lạnh, tôi có con trai cũng như không. Tôi mong sẽ có một ngày nào đó nó sẽ thực sự thức tỉnh, hiểu được tình yêu của bố mẹ đã dành cho nó. Biết đâu sẽ có một ngày, con trai sẽ đến bên tôi và nói: "Bố ơi, con thực sự xin lỗi".
Lúc đó, có thể tôi sẽ tha thứ cho nó, có thể ôm nó và khóc.
Nhưng liệu ngày đó có đến không?
Theo toutiao
Đời sống & pháp luật