MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

7 anh em  góp 7 tỷ đồng bỏ phố về quê "xây nhà chung": Đây chính là ý nghĩa thực sự của câu “anh em đoàn kết thì mạnh hơn bất kỳ ai”

28-03-2025 - 18:06 PM | Lifestyle

7 anh em  góp 7 tỷ đồng bỏ phố về quê "xây nhà chung": Đây chính là ý nghĩa thực sự của câu “anh em đoàn kết thì mạnh hơn bất kỳ ai”

Sau nhiều năm bôn ba, bảy anh em nhà họ Vương ở Trung Quốc đã cùng góp sức xây lại nhà tổ, tạo nên một không gian vừa hiện đại, vừa đậm nét truyền thống để trở về sum vầy.

Kế hoạch 7 anh em góp tiền xây nhà

Ở thôn Mô Sơn, xã Điền Đầu, huyện Nhạc Tây, tỉnh An Huy (Trung Quốc), có một gia đình 7 anh em trong nhà cùng nhau xây lại nhà tổ, câu chuyện này đã gây sốt trên mạng xã hội.

Sau Tết, hầu hết các anh em trong nhà đã rời quê để tiếp tục công việc làm ăn, chỉ còn ông Vương Trương Hoài (55 tuổi), anh trai ông, hai người anh em họ và bốn cụ già ngoài 80 tuổi ở lại.

Năm nay, gia đình ông Vương đã hoàn thành một việc trọng đại: dưới sự khởi xướng của ông, năm anh em đã cùng nhau góp 2.000.000 NDT (khoảng 7 tỷ đồng) và dành một năm để xây dựng lại căn nhà tổ, tạo thành một khu nhà ba tầng, nơi cả nhà "chung tường mà sống". Căn nhà này dài hơn 40 mét, rộng 10 mét, cao 10 mét, với tường trắng, mái ngói đỏ, thiết kế một tầng năm phòng.

7 anh em  góp 7 tỷ đồng bỏ phố về quê "xây nhà chung": Đây chính là ý nghĩa thực sự của câu “anh em đoàn kết thì mạnh hơn bất kỳ ai”- Ảnh 1.

Ông Vương Chương Hoài gọi cháu gái khoe ngôi nhà chung

Đối với ông Vương và những người anh em, việc bỏ ra 2.000.000 NDT để xây lại nhà tổ không chỉ là để đoàn tụ, mà còn là bước chuẩn bị cho kế hoạch về quê dưỡng già của thế hệ 7X khi nghỉ hưu. Họ cho rằng, chỉ khi trở về quê, họ mới thực sự có cảm giác được về nhà. Và bây giờ, khi căn nhà đã hoàn thành, họ xúc động chia sẻ: "Sống nửa đời người, cuối cùng cũng có một mái ấm thực sự."

Ngôi nhà tự hào của đại gia đình

Với ông Vương Trương Hoài, căn nhà mới không chỉ là nơi ở mà còn là “tác phẩm” đáng tự hào của gia đình ông.

Trước khi được xây lại, căn nhà tổ là nhà tứ hợp viện do cha và các chú của ông xây dựng. Tuy nhiên, sau hơn 30 năm, nhà đã xuống cấp, dột nát, không còn đủ chỗ cho con cháu về quê ăn Tết nghỉ ngơi. Người già ở nhà cũng thường xuyên vấp ngã do sàn gỗ quá mỏng và cầu thang không tay vịn.

7 anh em  góp 7 tỷ đồng bỏ phố về quê "xây nhà chung": Đây chính là ý nghĩa thực sự của câu “anh em đoàn kết thì mạnh hơn bất kỳ ai”- Ảnh 2.

Ngôi nhà mới khang trang của đại gia đình

Vì vậy, đến năm 2017, sau khi xây một căn nhà ba tầng riêng bên cạnh nhà cũ, ông Vương đã nảy ra ý tưởng cùng các anh em phá bỏ nhà cũ, xây dựng lại theo kiểu hiện đại. Nhưng lúc ấy, một số người còn khó khăn về tài chính nên kế hoạch bị hoãn.

Đến Tết 2023, khi kinh tế ổn định hơn, cả gia đình đồng lòng góp 2.000.000 NDT để xây nhà mới. Trong quá trình thiết kế, các anh em cùng nhau thảo luận để điều chỉnh kiến trúc sao cho phù hợp với nhu cầu của từng gia đình. Kết quả, tầng hai của căn nhà được chia làm hai phong cách khác nhau: một bên có thiết kế mặt kính hiện đại và ban công âm tường, trong khi bên còn lại vẫn giữ kiến trúc truyền thống với ban công mở, tạo nên điểm nhấn độc đáo cho ngôi nhà.

Căn nhà kết hợp truyền thống và hiện đại

Theo hợp đồng xây dựng giữa năm anh em và nhà thầu, chi phí xây dựng được tính theo đơn giá 760 tệ/m², với tổng chi phí phá dỡ nhà cũ, xây móng, lắp đặt hệ thống thoát nước và dọn dẹp khoảng 700.000 NDT (khoảng 2,4 tỷ đồng). Bình quân mỗi hộ chỉ tốn chưa đến 200.000 NDT (khoảng 700 triệu đồng). Tuy nhiên, do địa hình khó khăn, máy móc lớn không thể vào làng, vật liệu xây dựng phải vận chuyển bằng xe nhỏ, dẫn đến phát sinh thêm chi phí. Tổng cộng, bao gồm cả nội thất, mỗi nhà chi khoảng 400.000 NDT (khoảng 1,4 tỷ đồng).

Khi thấy bản thiết kế, cô cháu gái Tiểu Lâm còn đùa rằng căn nhà “trông giống ký túc xá trường học”. Nhưng thực tế, đây là ngôi nhà được tính toán cẩn thận để đủ chỗ cho cả gia đình về quê ăn Tết. Bốn người anh họ ở bên trái, còn ông Vương Trương Hoài và hai người em trai ở bên phải.

7 anh em  góp 7 tỷ đồng bỏ phố về quê "xây nhà chung": Đây chính là ý nghĩa thực sự của câu “anh em đoàn kết thì mạnh hơn bất kỳ ai”- Ảnh 3.

Hình ảnh 1 gian nhà

 Không gian sống trong căn nhà vừa riêng tư, vừa giữ được nét truyền thống. Trung tâm nhà là đại sảnh rộng với bàn thờ tổ tiên và 10 bàn ăn lớn để họp mặt gia đình. Mỗi hộ đều có cửa riêng với khóa an toàn, nội thất theo phong cách hiện đại nhưng không lát gạch men để dễ vệ sinh. Bếp cũng là một điểm nhấn đặc biệt trong căn nhà, kết hợp linh hoạt giữa bếp củi truyền thống với hệ thống hút khói hiện đại. Phần thiết kế này giúp căn nhà vừa tiện nghi, vừa giữ được nét đặc trưng của làng quê.

Nhìn ngôi nhà khang trang, ông Vương nở nụ cười mãn nguyện, những nếp nhăn hằn sâu trên gương mặt. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc mà còn là biểu tượng của tình thân, là nơi cả gia đình có thể trở về sau những tháng năm bôn ba. Dù hiện tại, mỗi người một nơi, bận rộn với công việc mưu sinh, nhưng họ biết rằng, ở đây luôn có một mái nhà ấm áp đang chờ đợi.

"Sống nửa đời người, cuối cùng cũng có một mái ấm thực sự."

Theo Baidu


Khánh Ngọc

Đời sống pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM