MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

7 cuộc đua cực kỳ cam go bên lề cuộc cạnh tranh xe điện toàn cầu (P2)

23-09-2022 - 09:43 AM | Tài chính quốc tế

7 cuộc đua cực kỳ cam go bên lề cuộc cạnh tranh xe điện toàn cầu (P2)

Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu hiện đang hết sức khốc liệt. Việc chạy đua sản xuất, doanh số còn kéo theo nhiều xu hướng cùng các cuộc đua ‘bên lề’ khác sôi động không kém.

Cuộc đua 1: Xe điện sedan đường dài

Dòng sedan được dự báo sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong mảng xe BEV (xe chạy điện hoàn toàn), đặc biệt là ở thị trường châu Á và Bắc Mỹ. Do đó, các hãng đang gấp rút đưa ra các mẫu xe sedan mới để chiều lòng người tiêu dùng.

7 cuộc đua cực kỳ cam go bên lề cuộc cạnh tranh xe điện toàn cầu (P2) - Ảnh 1.

Thiết kế mẫu xe điện ID.Aero của Volkswagen

Volkswagen vừa trình làng thiết kế chiếc ID.Aero và dự định đưa vào sản xuất giữa năm 2023. Mẫu xe được thiết kế để thu hút thị trường BEV cao cấp đang phát triển tại Trung Quốc: hình dạng khí động học, chiều dài 5 mét và chạy được hơn 600 km mỗi lần sạc. Hãng dự định chào bán mẫu xe này tại Trung Quốc trước rồi mới đến châu Âu và Bắc Mỹ.

7 cuộc đua cực kỳ cam go bên lề cuộc cạnh tranh xe điện toàn cầu (P2) - Ảnh 2.

Mẫu xe Vision AMG của Mercedes

Mercedes cũng dự kiến ra mắt chiếc Vision AMG vào năm 2025. Những hình ảnh ban đầu cho thấy đây là một chiếc xe có phong cách thể thao, khí động học và bốn cửa. Thiết kế này được đưa ra nhằm cạnh tranh với mẫu xe Porsche Taycan.

Cuộc đua 2: "Điện hóa" nguyên đội xe

Xe BEV ngày càng trở nên hấp dẫn do tổng chi phí sở hữu thấp và số lượng sản phẩm ngày một nhiều. Nhiều công ty, tổ chức đã tham gia cuộc đua "điện hóa" các đội xe của mình. Vemo, hãng taxi điện của Mexico, đã đặt hàng 1000 chiếc xe điện từ nhà sản xuất Trung Quốc BYD. 

FedEx cũng hướng tới sử dụng xe điện để giao hàng vào năm 2030. Mới đây, hãng chuyển phát này đã nhận được lô 150 xe tải giao hàng chạy điện đầu tiên từ Bright Drop, công ty con của GM. 

Bên cạnh đó, câu lạc bộ Bóng đá Real Madrid cũng vừa ra thông báo tất cả các thành viên của các đội bóng đá và bóng rổ của họ sẽ được trang bị xe BMW chạy hoàn toàn bằng điện.

Cuộc đua 3: Trải nghiệm ‘vừa sạc xe, vừa xả hơi’

7 cuộc đua cực kỳ cam go bên lề cuộc cạnh tranh xe điện toàn cầu (P2) - Ảnh 3.

Trạm sạc Nuremberg của Audi

Nhiều công ty đã nhìn ra tiềm năng từ việc xây dựng trạm sạc xe điện. Sau thành công của trạm sạc thử nghiệm Nuremberg, hãng xe Audi dự định nhanh chân ‘phủ sóng’ thêm 13 điểm sạc nữa trên khắp châu Âu trong ba năm tới. Hiện tại, Nuremberg có sáu điểm sạc nhanh kèm sảnh khách rộng 200 mét vuông với phòng họp, sân hiên. Kể từ khi mở cửa vào tháng 12 năm 2021, Nuremberg đã ghi nhận hơn 3600 lượt sạc tính phí.

Trong khi đó, tại Los Angeles, Tesla đã đệ trình kế hoạch xây dựng tổ hợp nhà hàng - rạp phim kèm trạm sạc xe điện. Tổ hợp này sẽ được mở cửa cả ngày, bao gồm 34 điểm sạc, hai màn chiếu phim với chỗ ngồi trong nhà và ngoài trời, phục vụ khách hàng thư giãn, xả hơi trong khi đang chờ sạc xe.

Cuộc đua 4: Pin hiệu suất cao

7 cuộc đua cực kỳ cam go bên lề cuộc cạnh tranh xe điện toàn cầu (P2) - Ảnh 4.

Mercedes dự định sử dụng pin hiệu suất cao trong các mẫu SUV hạng G của mình ra mắt vào năm 2025. Hãng này sẽ mua pin từ Sila, một công ty sản xuất vật liệu pin mà chính Mercedes đã đầu tư vào năm 2019.

Nissan là một trong số các công ty đang phát triển dòng pin SSB (pin thể rắn), hứa hẹn thời gian sạc ngắn hơn và số giờ chạy nhiều hơn. Sản xuất pin SSB trên quy mô hàng loạt đến nay vẫn mang nhiều thách thức. Nhưng Nissan cho biết hãng sẽ bắt đầu bán xe BEV có lắp ráp pin SSB vào năm 2028.

Cuộc đua 5: Tái chế pin sạch

Song song với sự phát triển của xe điện, các quy định về xử lý và tái chế pin cũng ngày một khắt khe. 

BMW sẽ hợp tác với Huayou Recycling để tái chế pin xe điện đã qua sử dụng. Volkswagen và các đối tác cũng đã khởi động dự án HVBatCycle để duy trì kim loại catot, chất điện phân và than chì trong một vòng tuần hoàn khép kín vĩnh viễn. 

Để bắt kịp Ford, Volva và Tesla, Toyota cũng mới đạt được thỏa thuận với công ty Redwood Materials nhằm tiêu hủy và tái sử dụng các loại pin hết tuổi thọ.

Cuộc đua 6: Startup và OEM

Vài năm gần đây, một số startup xe điện đã tham gia thị trường thông qua cơ chế SPAC (‘special-purpose acquisition company’, tức ‘công ty mua lại có mục đích đặc biệt’). SPAC là một công ty rỗng được các nhà đầu tư lập nên với mục đích duy nhất là huy động vốn nhờ IPO. Lộ trình này hấp dẫn đối với các startup vì đó là đường tắt đi tới một đợt IPO có giá cổ phiếu cao vút.

Gần đây, các quy định và giám sát đối với SPAC trở nên khắt khe hơn. Nhiều công ty xe điện ở Mỹ thậm chí còn bị điều tra. Do đó, sắp tới lượng startup xe điện ra mắt sẽ giảm đi bởi họ khó có thể huy động tài chính bằng SPAC mà phải thực hiện lộ trình IPO truyền thống vốn dĩ rườm rà.

7 cuộc đua cực kỳ cam go bên lề cuộc cạnh tranh xe điện toàn cầu (P2) - Ảnh 5.

Số lượng IPO của các công ty SPAC đang giảm rõ rệt tính đến tháng 4 năm 2022, theo thống kê của PwC

Các startup xe điện tiềm ẩn nhiều áp lực cạnh tranh đối với các nhà sản xuất phụ tùng gốc OEM. Trong bối cảnh này, các nhà OEM lại có thể nhân cơ hội mở rộng thêm thị phần trong lúc đối thủ đang chững lại.

Cuộc đua 7: Giới chức lãnh đạo và mục tiêu giảm thải

27 quốc gia thành viên của EU đã thông qua việc chấm dứt bán xe động cơ đốt vào năm 2035 tại châu Âu. Mục tiêu trung gian là tới năm 2023 sẽ giảm được 55% lượng CO2 thải ra từ ô tô và 50% đối với xe tải.

Phía Bắc Mỹ cũng không đứng ngoài xu hướng này. Các cơ quan quản lý ở California mới đề xuất yêu cầu 35% ô tô bán ra vào năm 2026 phải là loại không phát thải. Tỷ lệ này sẽ tăng lên hàng năm cho đến khi tất cả các phương tiện giao thông đều ‘sạch’ vào năm 2035.

Tham khảo từ: PwC

Theo Thùy An

Nhịp sống thị trường

Từ Khóa:
Trở lên trên