7 kiểu chấn thương điển hình khi dùng điện thoại mà ai cũng có thể mắc phải ít nhất 1 cái
Điện thoại di động là "vật bất ly thân" của nhiều người nhưng đôi khi nó lại chính là thủ phạm gây ra những chấn thương nhỏ ở nhiều vùng cơ thể của bạn.
- 24-12-2020Thanh niên 20 tuổi thành người thực vật sau khi tắm nước nóng, nguyên nhân là do thói quen "tự chữa bệnh" mỗi khi lên cơn hen
- 24-12-2020Loại thịt đồng quê này hóa ra còn giàu dinh dưỡng gấp 15 lần thịt gà: Tốt cho khí, máu và tim mạch nhưng khi ăn nên nhớ 5 điều kẻo "tiền mất tật mang"
- 24-12-2020Ăn một tép tỏi sau khi đi ngoài trời lạnh về, bạn sẽ ngạc nhiên với những gì mình nhận được
Điện thoại di động thực tế đã trở thành một vật để kết nối mọi hoạt động từ công việc đến cuộc sống. Mặc dù điện thoại di động giúp bạn cảm thấy tiện lợi hơn nhưng nó cũng dễ gây "nghiện" khi bạn cứ dán chặt đôi mắt vào màn hình suốt cả ngày. Hậu quả là một số vùng trên cơ thể sẽ gặp chấn thương mà bạn chẳng hề hay biết.
Để hiểu những tổn thương đó là gì, hãy cùng đọc ngay thông tin dưới đây nhé!
1. Chấn thương vùng cổ
Khi sử dụng điện thoại, vùng cổ của bạn sẽ ở trong một tư thế bất động khá lâu. Thậm chí, phần đầu còn dễ đổ nghiêng về phía trước nên lâu dần sẽ gây ra hiện tượng đau cổ sau một thời gian sử dụng.
Vậy nên, khi dùng điện thoại, hãy đảm bảo chiếc điện thoại ở ngang tầm mắt, tránh gập cổ hay khom người quá lâu.
2. Gây biến dạng ngón út
Nếu bạn nhận thấy ngón út từ bàn tay dùng điện thoại của mình trông hơi... cong và kỳ quặc thì đó là lúc nó đang gặp vấn đề. Hiện tượng kỳ lạ này được gọi là "smartphone pinky", xảy ra do người dùng điện thoại có thói quen sử dụng ngón tay út nâng đỡ phía dưới chiếc điện thoại.
Mặc dù tình trạng này chỉ xảy ra tạm thời nhưng nó vẫn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bạn. Theo thời gian, ngón tay út sẽ bị biến dạng, thậm chí còn gây tổn thương dây thần kinh. Để khắc phục thì bạn nên tập luyện cho bàn tay hàng ngày thông qua bài tập nắm mở và duỗi các ngón tay.
3. Đau nhức khuỷu tay
Việc gập khuỷu tay liên tục để nghe gọi hay thao tác trên điện thoại có thể làm bạn gặp phải cảm giác ngứa ran và tê ở ngón trỏ, giữa và ngón cái hay thậm chí còn làm đau mỏi khuỷu tay. Để tránh điều này, hãy giảm thời gian sử dụng điện thoại và thay đổi tư thế duỗi tay.
4. Chuột rút ở các ngón tay
Nếu bạn bị chuột rút, đau cơ ở các ngón tay thì đó có thể là do hội chứng "text claw" (vuốt văn bản) gây ra. Để ngăn hội chứng này xuất hiện, hãy thay đổi vị trí sử dụng điện thoại liên tục và nếu cần thì sử dụng thêm túi chườm nóng/ lạnh để làm mềm các ngón tay.
5. Viêm bao gân ngón tay cái
Tình trạng này thường gặp phải ở những người dùng điện thoại nhỏ, hậu quả là ngón tay cái sẽ bị tê bì, đau nhức rõ rệt. Nguyên nhân là do bạn chỉ tập trung thao tác trên điện thoại bằng ngón tay cái trong thời gian dài.
6. Hội chứng thị giác máy tính
Đối với những người làm việc hàng ngày với máy tính và điện thoại thì chắc chắn đều có khả năng bị mỏi mắt, nhức đầu, khô mắt, mờ mắt vì màn hình kỹ thuật số đòi hỏi nhu cầu thị giác cao. Tình trạng này được gọi là Hội chứng Thị giác Máy tính (CVS).
Để ngăn ngừa các triệu chứng trên, hãy sử dụng mắt kính chống lóa cho kính cận hoặc kính áp tròng, đồng thời điều chỉnh nơi làm việc theo nhu cầu của bạn có thể là một giải pháp thay thế tốt.
7. Bỏng
Đây là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất trong danh sách này. Nhiều người hay có thói quen ngủ với chiếc điện thoại đặt dưới gối hoặc khi đang cắm sạc. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ cháy nổ, gây bỏng bất cứ lúc nào. Nếu bạn có thói quen này, hãy nhớ dừng lại để tránh nguy hiểm.
Nguồn và ảnh: Brightside
Pháp luật và Bạn đọc