MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

7 kiểu người sẽ bị đào thải không sớm thì muộn: Kiến thức không bồi đắp, kỹ năng không rèn luyện, bạn sẽ chẳng thể “ứng phó” với cuộc đời

15-08-2020 - 14:46 PM | Sống

Sống trong thời đại này, bất cứ ai cũng đều phải không ngừng phấn đấu, đổi mới tri thức. Muốn dựa vào vốn kiến thức ít ỏi học được từ trường học để "ứng phó" cả đời là điều không thể.

Cuộc sống hiện đại thay đổi nhanh chóng từng ngày từng giờ, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Những người không thể thích nghi với sự vận động không ngừng của cuộc sống thì trước sau cũng sẽ bị đẩy ra ngoài vòng xoay. 

Nếu bạn không thay đổi để bản thân ngày càng tiến lên phía trước, dù có đi làm cả đời những cá nhân công sở ấy vẫn chỉ giậm chân tại chỗ, mãi không thành công.

1. Người có kiến thức lạc hậu, cũ kỹ

Ngày nay, với tốc độ cập nhật những kiến thức mới ngày càng nhanh. Sống trong một thời đại như vậy, bắt buộc bất cứ ai cũng đều phải không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức, bạn nghĩ rằng chỉ với lượng kiến thức học ở trường, có thể “ứng phó” được cả đời hay sao? Tất nhiên là hoàn toàn không thể. 

Trong quá khứ, chúng ta hiểu câu “Học cả đời” có nghĩa là một người học từ lúc bắt đầu được đến lớp, đến trường cho đến khi chúng ta nghỉ hưu; còn bây giờ, quan niệm này đã được định nghĩa lại, đó chính là chúng ta học từ lúc “còn trong nôi” cho đến khi “nằm xuống", học xuyên suốt cả một đời người. 

Vậy, chúng ta phải không ngừng tìm kiếm kiến thức mới, tự trang bị cho bản thân những kiến thức bắt kịp xu thế nhất. Đặc biệt là trong thời đại 4.0 đang phát triển không ngừng. 

7 kiểu người sẽ bị đào thải không sớm thì muộn: Kiến thức không bồi đắp, kỹ năng không rèn luyện, bạn sẽ chẳng thể “ứng phó” với cuộc đời - Ảnh 1.

2. Người có chỉ có 1 kỹ năng đơn lẻ

Với sự phát triển của công nghệ, sự tiện ích, thu gọn ngày càng được ưa chuộng, thì một người chỉ có 1 kỹ năng nhất định thì nếu như vậy, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra quá nhiều chi phí cho những nhân viên đó, thay vì vậy, họ sẽ tuyển những nhân viên có nhiều kỹ năng cùng 1 lúc.

Khi chỉ biết làm một công việc nhất định và khi đổi sang một cương vị khác thì bạn không phải là một người dễ dàng tái hòa nhập, hay linh hoạt trong những môi trường làm việc khác nhau, thì thật sự sẽ rất khó khăn trong việc doanh nghiệp sẽ giữ bạn lại. 

Với sự phát triển không ngừng của thế giới ngày nay, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt, và chuyện tuyển người, cho thôi việc, lại tuyển trở thành chuyện phổ biến, cho thấy luôn luôn có quá trình đào thải nhân viên ở các doanh nghiệp. 

Để tránh được việc trở thành một trong những thành phần bị đào thải thì hãy cố gắng học tập thêm nhiều kĩ năng khác để luôn đứng vững trước mọi khủng hoảng.

3. Người có chỉ số EQ thấp

Chỉ số IQ cho biết năng lực, kỹ năng làm việc của một người nào đó, còn chỉ số cảm xúc EQ phản ánh cách cư xử khi đối nhân xử thế của một người. Trong xã hội này, không chỉ những chỉ cần biết làm việc, mà còn phải biết cách “làm người”. 

Người có chỉ số EQ cao, thì sẽ biết ăn nói đúng mức, làm việc thỏa đáng, sáng tạo, nhanh nhẹn và người gặp người mến. Người có chỉ số EQ thấp, thường khiến cho mọi người xung quanh khó chịu hay phiền lòng từ câu nói cho đến cách làm việc, cách hành xử của họ. 

Ngày nay, ở các doanh nghiệp nước ngoài thường dựa vào chỉ số IQ để tuyển dụng và đề bạt ai đó dựa vào chỉ số EQ. Khi bước chân vào một đơn vị nào đó, việc bạn có thể làm việc một cách thuận lợi, sự nghiệp thăng tiến hay không thì EQ là một mấu chốt quan trọng. Hãy cố gắng nâng cao chỉ số EQ của chính bản thân mình trong xã hội hiện đại này, nếu không bạn sẽ không có những cơ hội thành công. 

4. Những người dễ bị tổn thương về mặt tâm lý

Một khi gặp những chuyện khó khăn, liền lập tức rút lui; gặp chuyện không thuận lợi, thì sự hứng thú với việc đó liền “đóng băng” ngay lập tức, không còn bất kì sự đầu tư nào cho công việc nữa. Những người như vậy, sống trong môi trường với sự cạnh tranh kịch liệt này thật sự không mấy dễ dàng. 

Do là nhịp điệu sống ngày càng nhanh, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, người mắc “bệnh tâm thần” và “rối loạn tâm lý” đã trở thành những “căn bệnh hiện đại” ở các đô thị. Vì vậy, bất luận là người đang đi làm, hay người đang tìm việc đều cần phải tăng cường năng lực gánh vác, đảm đương; nâng cao tố chất “chống chọi”, chịu áp lực.

5. Người thiển cận

Có một câu nói rất là hay như thế này: “Bạn có thể nhìn xa bao nhiêu, thì có thể đi xa bấy nhiêu”. Sự phát triển của một tổ chức thì cần phải có kế hoạch, hoạt động hoạch định; cũng tương tự vậy sự phát triển của một cá nhân, thì cần phải được thiết kế, vạch ra một cách rõ ràng, hợp lý. Người biết trù tính, lên kế hoạch cho công việc không nhất định sẽ thành công, nhưng người không biết lên kế hoạch cho chính công việc của bản thân thì rất khó để thành công. 

6. Người phản ứng không nhạy bén

7 kiểu người sẽ bị đào thải không sớm thì muộn: Kiến thức không bồi đắp, kỹ năng không rèn luyện, bạn sẽ chẳng thể “ứng phó” với cuộc đời - Ảnh 2.

Xã hội ngày nay, nếu bạn không phản ứng kịp với môi trường thì bạn sẽ sa vào trạng thái “ì ạch”, “trì trệ” và điều này làm bạn lạc hậu hơn so với xã hội và sẽ bị đánh gục. Trong quá khứ thì “cá lớn nuốt cá bé” nhưng ngày nay lại là “cá nhanh nuối cá chậm”. Nếu như một người có tư duy không nhanh nhẹn, phản ứng không nhanh nhạy, bảo thủ không chịu thay đổi thì sớm muộn gì cũng bị đào thải. 

7. Người chỉ làm việc đơn độc

Ngày nay, vai trò của cá nhân ngày càng giảm đi và vai trò của tập thể, nhóm đang ngày càng được chú trọng. Bây giờ đây, nếu muốn hoàn thành một hạng mục, dự án,…nào đó thì không thể dựa vào một cá nhân được, mà cần phải sự hợp tác của cả một tập thể, một tổ chức. 

Hãy nhớ rằng, “muốn đi nhanh thì hãy đi một mình, muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau”, “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Nếu bạn không hòa nhập được với tập thể, tổ chức của mình, rất có khả năng bạn sẽ bị “ra rìa”, bỏ lại phía sau. 

Với lượng kiến thức, tri thức trên thế giới này thật sự rất nhiều, và được cập nhật thường xuyên phù hợp với xu hướng, với xã hội hiện đại. Nếu như bạn mãi không chịu học, không tiếp thu những tinh hoa của nhân loại hoặc học không đúng cách, vậy bạn đã thua người khác rất nhiều, bị thụt lùi so với xã hội. Trong xã hội này, sự khác biệt giữa người với người là sự khác biệt về năng lực học tập và sự cạnh tranh là sự cạnh tranh về khả năng học tập. 

Thời gian không chờ đợi bất kỳ ai, sự thành công cũng vậy. 

Theo Sina

Lưu Ly

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên