7 mối nguy hiểm tiềm tàng trong nhà, không cẩn thận sẽ khiến trẻ bị thương nghiêm trọng
Từ cửa sổ đến đồ nội thất trong nhà đều có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
- 09-05-2021Đừng bao giờ phạm phải sai lầm này khi ăn sữa chua vì có thể khiến bạn đau dạ dày, tăng cân nhanh hoặc làm mất dinh dưỡng
- 09-05-2021Thêm 1 thứ này vào nước rau muống luộc sẽ tốt "gấp bội" so với vắt chanh, trị dứt điểm được nhiều bệnh vặt
Ngôi nhà của bạn tiềm ẩn không ít rủi ro đối với trẻ nhỏ. Để tạo ra 1 không gian lành mạnh cho bé, bạn cần kiểm tra kỹ càng xem mình có mắc phải 1 trong những lỗi sau đây hay không.
1. Đồ nội thất không cố định
Theo thống kê, có gần 475 trẻ em đã qua đời vì bị đồ đạc trong nhà đổ sập lên người từ năm 2000 đến năm 2019. Trong đó phần lớn là các bé dưới 6 tuổi. Vì vậy, các ông bố bà mẹ phải tìm cách cố định các đồ nội thất vào tường một cách chắc chắn như sử dụng giá đỡ, móc gài,… Chúng sẽ ngăn không cho những chiếc tủ, bàn, ti vi… đè lên con bạn khi các bé vô tình vấp phải hoặc đang tìm cách để trèo lên trên.
2. Xe tập đi
Khi sử dụng xe tập đi, nếu không được giám sát, bé có thể dễ dàng đi vào những khu vực nguy hiểm trong nhà, như cầu thang, hồ bơi hoặc lò nóng. Ngoài ra, bé cũng có thể va vào tường hoặc đồ nội thất.
3. Đồ chơi có nhiều mảnh nhỏ
Theo nghiên cứu, trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng - 3 tuổi có nguy cơ bị sặc cao nhất. Trong đó, những món đồ chơi nhỏ hoặc có chứa các mảnh nhỏ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt thở với các bé.
Để xem một món đồ chơi có thể trở thành mối nguy hiểm hay không, bác sĩ nhi khoa đề xuất các bậc phụ huynh thử nghiệm với lõi giấy vệ sinh. Theo đó, nếu một món đồ chơi có thể lọt qua lõi giấy vệ sinh, có đường kính khoảng 1,25 inch (khoảng 3cm), thì nó chính là một mối nguy hiểm cần được loại bỏ. Cùng với đồ chơi, pin, cúc áo cũng là món đồ mà bác sĩ nhi khoa khuyến cáo nên để xe tầm với của trẻ nhỏ.
4. Rèm cửa sổ có dây dài
Những sợi dây lủng lẳng từ rèm cửa tiềm ẩn nguy cơ khiến bé bị siết cổ. Theo thống kê, từ năm 1990 đến năm 2015, có khoảng 17.000 trẻ em phải tới phòng cấp cứu vì gặp tai nạn liên quan đến rèm cuốn. Do đó, các ông bố bà mẹ đừng quên cất thật gọn dây kéo hoặc thay thế chúng bằng một số dụng cụ cuốn rèm cửa khác để bảo vệ các bé được tốt nhất.
Một vấn đề liên quan đến cửa sổ nữa đó là việc lắp đặt chốt và các thiết bị bảo vệ kèm theo, nhất là với những gia đình ở các khu chung cư cao tầng. Và tốt nhất là đừng bao giờ để một đứa trẻ tự chơi trong phòng có cửa sổ đang mở.
5. Cửa sổ không khoá
Mỗi năm, ước tính có khoảng 15.000 trẻ em bị thương do rơi ra ngoài cửa sổ. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng mọi cửa sổ trong nhà của bạn đều được chốt đúng cách và có bộ phận bảo vệ cửa sổ, đặc biệt là ở các tầng cao của toà nhà.
6. Dây cắm của các thiết bị điện
Dây cắm từ các thiết bị như TV, bàn ủi hoặc đèn, đều tiềm ẩn nguy cơ đối với trẻ. Bé có thể kéo dây làm 1 thiết bị nặng rơi xuống và tự làm mình bị thương, hoặc một sợi dây dài có thể làm bé ngạt thở. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên cất các thiết bị này đi hoặc đảm bảo nó được đặt ở nơi mà con bạn không thể với tới và cuốn dây lại.
7. Ổ điện
Đa số các bậc phụ huynh không có thói quen dùng nắp che cho ổ điện ở nhà. Tuy nhiên, đây là cách tốt nhất để bảo vệ bé khỏi các tai nạn về điện. Hoặc đơn giản hơn, bạn cũng có thể đặt một món đồ đủ nặng ngay trước ổ cắm điện để các bé không thể nào đến gần và đưa tay vào chúng.
Nguồn: Insider
Trí thức trẻ