7 món đồ tuyệt đối không cho vào máy rửa bát
Hiện nay, máy rửa bát không còn quá xa lạ với nhiều gia đình. Tuy nhiên, sử dụng máy rửa bát thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.
- 31-01-20231 sai lầm khi dùng máy rửa bát có thể khiến cả gia đình bạn đối diện với nguy cơ mắc bệnh ung thư
- 30-01-2023Viện Nghiên cứu Dị ứng và Hen suyễn cảnh báo: Máy rửa bát có khả năng tàn phá ruột và âm thầm gây nên các bệnh mạn tính
- 19-01-2023Để máy rửa bát không 'đình công' khi phải hoạt động hết công suất dịp Tết
1. Dao bếp
Mặc dù dao bằng thép và gốm nói chung an toàn khi cho vào máy, nhưng sức nóng có thể khiến chúng trở nên xỉn màu và kém hiệu quả.
Đây là lý do tại sao tốt hơn là bạn nên rửa dao bằng tay và mài giũa chúng thường xuyên để đảm bảo bền lâu hơn. Điều tương tự cũng có thể xảy ra đối với lưỡi máy xay sinh tố.
2. Thìa, thớt gỗ
Bất cứ thứ gì bằng gỗ đều không thể cho vào máy rửa bát, bất kể đó là loại gỗ gì.
Nhiệt độ cao có thể làm cho các vật dụng này bị vỡ và tách ra. Vì vậy, mọi người nên rửa những vật dụng này riêng bằng cách chà và rửa nhanh.
3. Đồ chống dính
Máy rửa bát có thể làm mòn các bề mặt chống dính.
Chảo chống dính và các vật dụng chống dính khác nên được rửa và làm khô bằng tay.
Điều này là do máy rửa bát có thể làm mòn các bề mặt chống dính, dẫn đến món ăn tiếp theo của bạn sẽ dính vào chảo.
Bạn cũng nên kiểm tra khay nướng được làm bằng gì trước khi rửa chúng trong máy. Nếu là thép không gỉ và nhôm anot hóa thì không sao nhưng nếu là gang hoặc nhôm thông thường thì cần phải rửa bằng tay.
4. Ly/cốc bằng pha lê
Mặc dù các vật dụng này có thể an toàn trong máy rửa bát nếu thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa, nhưng theo khuyến cáo thì không nên.
Theo thời gian, chất tẩy rửa mài mòn có thể đánh dấu hoặc tạo vết xước cho pha lê.
Tuy nhiên, nếu bạn thực sự phải rửa ly/cốc pha lê trong máy, hãy sử dụng chất tẩy rửa dịu nhẹ hơn và đảm bảo rằng không có vật dụng nào trong số này chạm vào nhau trước khi đặt máy vào chu kỳ nhiệt độ thấp.
5. Dụng cụ nấu bằng đồng, nhôm hoặc gang
Mặc dù nồi và chảo bằng đồng và nhôm có thể là một lựa chọn thẩm mỹ đáng yêu cho nhà bếp của bạn nhưng chúng nên được rửa bằng tay.
Chỉ những vật dụng bằng nhôm được anot hóa mới có thể rửa bằng máy rửa chén vì chúng có một lớp oxit bảo vệ. Nếu không, các chất tẩy rửa mạnh có thể làm cho nhôm bị xỉn màu và chuyển sang màu đen.
6. Cốc cà phê hoặc chai nước cách nhiệt
Nhiệt độ cao liên tục có thể làm cho lớp đệm chân không của các món đồ này bị hỏng, ảnh hưởng đến khả năng tái sử dụng của chúng.
7. Nắp nồi áp suất
Nồi của nồi áp suất có thể được đặt trong máy rửa bát nhưng nên nhớ không bao giờ đặt nắp nồi áp suất vào.
Nhiệt độ cao và các tia nước mạnh có thể làm hỏng cơ chế làm kín, khiến nồi áp suất trở nên hỏng hóc về lâu về dài.
Theo yahoo.com
Giáo dục & thời đại