7 quan niệm về cơ thể ai cũng nghĩ là đúng, nhưng thực ra là sai quá sai
Con người từng đưa ra nhiều giả thuyết để giải thích cho các hiện tượng lạ xảy ra với cơ thể. Từ đây, vô số quan niệm sai lầm đã ra đời.
- 10-07-2021Giám đốc 40 tuổi không uống rượu, không hút thuốc nhưng vẫn mắc ung thư gan: Bác sĩ chỉ ra 4 thói quen tự đẩy mình vào "cửa tử"
- 29-06-2021Đàn ông sau 40 tuổi là “thời kỳ nuôi dưỡng”: Bỏ 3 thói quen, chăm làm 3 điều, thì bệnh tật nào cũng tránh xa
- 29-06-20219 kế hoạch quản lý tài chính giúp bạn có thể kiếm thêm hàng triệu đô trước tuổi 40
Cơ thể người phức tạp - điều này thì đúng rồi. Nhưng chính vì nó phức tạp mà nhân loại phải mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu mà vẫn chưa nắm rõ, để rồi đưa ra những quan niệm đầy sai lầm, như trong danh sách dưới đây.
1. Cạo lông chân sẽ khiến lông mọc lại dày hơn, cứng hơn
Sự thực là khi lông mọc lại, bạn sẽ thấy phần đầu có vẻ sắc nhọn hơn, và màu lông cũng tối hơn bình thường. Nhưng nguyên nhân đơn giản là vì nhóm lông mới chưa tiếp xúc với môi trường bên ngoài - như ánh nắng và hóa mỹ phẩm, những thứ khiến màu lông nhạt dần qua thời gian.
Và nhìn chung thì đây là quan niệm sai. Cạo lông không khiến lông mọc lại dày hơn và nhanh hơn đâu. Tốc độ vẫn vậy thôi!
2. Một người nuốt nhầm khoảng 8 con nhện mỗi năm
Nhện thực ra chẳng quan tâm lắm đến con người. Chúng cũng chẳng có hứng thú trèo vào mồm bạn làm gì cả. Với nhện, con người quá nặng nề, thở cũng mạnh, khiến chúng khó lòng tiếp cận. Cơ thể người cũng quá to lớn so với nhện, nên chúng chỉ xem chúng ta chẳng khác gì nền đất.
Hơn nữa, rất khó để con người không tỉnh dậy khi nhện bò lên mặt và chui vào mồm cả. Nên con số 8 kia chắc chắn là không đúng sự thật rồi.
3. Bẻ khớp tay có thể gây viêm khớp
Có quan niệm cho rằng bẻ khớp tay dù nghe rất vui tai, nhưng có nguy cơ khiến bạn bị viêm khớp.
Sự thật thì sao? Những âm thanh phát ra khi bẻ khớp thực chất là các bọt khí bên trong dịch cơ thể. Và đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng thói quen bẻ khớp chẳng liên quan gì đến nguy cơ viêm khớp cả. Dẫu vậy, việc bẻ khớp mang đến một nguy cơ khác, đó là khiến lực nắm của tay trở nên yếu đi.
4. Ăn cà rốt giúp sáng mắt
Cà rốt quả là một nguồn vitamin A rất dồi dào, dẫn đến một quan niệm cho rằng chỉ cần ăn cà rốt là mắt sẽ sàng, thậm chí nhìn được trong đêm.
Nhưng điều này không đúng đâu. Bạn không nhất thiết phải ăn thật nhiều cà rốt, khi vitamin A tồn tại ở nhiều loại thực phẩm khác nữa. Hơn nữa, vitamin A cũng chỉ giúp mắt ở trong tình trạng tốt, chứ không thể giúp mắt của bạn cải thiện thị giác được.
5. Lưỡi có 6 khu vực cảm nhận vị khác nhau
Bạn thấy tấm ảnh trên quen không? Nó được gọi là bản đồ vị giác, và trong một thời gian dài các tấm ảnh như vậy được cộng đồng mạng lan truyền rất nhiều.
Nhưng thật ra, bản đồ vị giác xuất hiện từ năm 1901, và các nhà khoa học sau này đã bác bỏ nó. Lưỡi của con người có đến 5000 - 10.000 nụ vị giác trải đều khắp các khu vực, và chúng có thể cảm nhận toàn bộ các vị chứ chẳng liên quan gì đến tấm bản đồ kia cả.
6. Răng trắng là khỏe
Sự thật là răng của mỗi người có độ trắng khác nhau, và việc răng bạn không trắng tinh không có nghĩa là nó yếu. Nguyên nhân đơn giản chỉ là vì men răng có độ dày không lớn thôi.
Ngoài ra, các yếu tố như tuổi tác và hút thuốc có thể làm men răng yếu đi và ngả màu. Chưa kể đến yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng đến màu răng.
7. Máu có màu xanh nếu không tiếp xúc với oxy
Chẳng phải đó là lý do vì sao máu chảy dưới ven (mạch máu) có màu xanh sao?
Thực ra, màu xanh ấy chỉ là một ảo ảnh thị giác. Trên thực tế, máu sẽ chuyển thành màu đỏ đậm nếu thiếu oxy, rồi dần thành đỏ tươi khi được tiếp dưỡng khí.
Nguồn: BS, VT.co
Pháp luật và bạn đọc