7 thành phố này sẽ "hạ bệ" ngai vàng trung tâm tài chính kinh tế của London
Brexit qua đi, London để lại trên thị trường tài chính một chỗ trống lớn. Đây là 7 thành phố sẽ thay thế London đảm nhận vai trò là trung tâm kinh tế tài chính của thế giới.
- 29-06-2016Đây là thị trường chứng khoán duy nhất trên thế giới thờ ơ với Brexit
- 29-06-2016Trong khi Ấn Độ, Việt Nam đang cố gắng thành "quốc gia khởi nghiệp", Singapore đã tiến đến "quốc gia thông minh"
- 29-06-201612 ngân hàng tên tuổi tại Anh bị hạ bậc tín nhiệm
Quyết định ra đi của người Anh đã làm xáo trộn thị trường tài chính toàn cầu cũng như kích hoạt lên một làn sóng bán tháo đồng bảng. Trong số những đồn đoán về hậu quả của sự kiện Brexit, người ta nhắc đến London như một kẻ thất thế.
Nhiều công ty, tập đoàn đa quốc gia có trụ sở ở Anh đã tuyên bố di chuyển trụ sở ra khỏi thủ đô của nước Anh để bảo vệ vị thế của công ty ở EU. Và sau đây là 7 thành phố đang xếp hàng chào đón họ.
1. Frankfurt
Sau sự kiện Brexit, Frankfurt nóng lòng chào đón những ngân hàng chuyển đến từ London. Thành phố nước Đức này là quê hương của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), NH Bundesbank cũng như cơ quan bảo hiểm châu Âu.
Dưới các quy định của châu Âu, các công ty bảo hiểm và ngân hàng có thể đặt trụ sở trên tất cả các quốc gia ở EU nếu đã từng có trụ sở tại một trong số những quốc gia thành viên EU. Trước kia, thành phố ưa thích nhất của các định chế tài chính là London, nhưng sau vụ Brexit thì Frankfurt mong muốn chiếm lấy vị trí đó.
"Frankfurt có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt và đồng thời là một trung tâm tài chính ổn định để các công ty đặt trụ sở mới tại EU." Giám đốc sở tài chính Frankfurt tuyên bố ngay sau khi Anh có kết quả cuộc trưng cầu dân ý.
Frankfurt cũng thường được xếp thứ hạng cao về mức sống. Theo khảo sát năm 2016 của Mercer, Frankfurt đứng thứ 7 trong top 10 thành phố đáng sống nhất thế giới, trước cả London, Paris và New York.
2. Luxembourg
Luxembourg vốn đã là quê hương của 143 ngân hàng với tổng giá trị tài sản lên tới 800 tỷ EUR (885 tỷ USD). Thành phố này đã "quyến rũ" các ngân hàng bởi chính bản chất cởi mở và hướng về toàn cầu hoá của cộng đồng người dân sống ở đây. Gần một nửa trong số 563.000 người dân thành phố Luxembourg là người nước ngoài.
Bên cạnh đó, Luxembourg cũng là nơi nhiều tập đoàn đa quốc gia như Paypal, Skype và Delphi chọn đặt trụ sở chính bởi chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp thấp.
3. Paris
Theo chính phủ Pháp, các công ty dịch vụ tài chính ở Paris quản lý tổng cộng 2.600 tỷ EUR giá trị tài sản. Thành phố này cũng là quê hương của Euronext - sàn GDCK lớn thứ 2 của châu Âu, chỉ sau London nếu xét trên khối lượng giao dịch và vốn hoá thị trường.
Paris cũng là một thị trường trái phiếu then chốt. Các công ty ở đây nắm giữ gần 35% tổng số trái phiếu phát hành tại Liên minh châu Âu.
Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia nếu muốn đặt trụ sở ở Paris cũng cần phải xem xét vì luật bảo vệ người lao động ở đây rất nghiêm ngặt.
4. Dublin
Dublin vốn đã được biết đến là đối thủ trực diện của London trên vai trò là một trung tâm công nghệ của châu Âu. Google, Facebook, Dropbox và Twitter đều đã đặt trụ sở chính tại đây.
Vì ngôn ngữ giao tiếp chính của Dublin là tiếng Anh do đó nhiều ngân hàng có thể thích thú với thành phố này. Theo trung tâm dịch vụ tài chính quốc tế, hơn 50% công ty dịch vụ tài chính hàng đầu trên thế giới đều có chi nhánh tại Dubblin.
5. Berlin
Nhờ chính sách cho thuê nhà đất rẻ, Berlin đã thu hút được nhiều nhân tài trẻ. Mỗi 20 phút lại có một công ty mới được lập nên ở đây. Một trong những cái tên thành công phải kể đến Zalando, Soundcloud (xuất thân từ Thụy Điển), Wooga và Delivery Hero.
Hơn 2/3 số tiền được đầu tư tại Đức năm 2015 đều chảy vào Berlin.
Năm 2014, Google và Lufthansa mở ra Factory Berlin nhằm gắn kết mối quan hệ giữa các startup trong thành phố.
6. Amsterdam
Amsterdam đang nhanh chóng trở thành một trong những trung tâm công nghệ hàng đầu châu Âu.
Netflix, Uber và Tesla đều đã thiết lập văn phòng khu vực tại đây. Amsterdam Internet Exchange là một trong những trung tâm trung chuyển số liệu lớn nhất thế giới.
7. Edinburgh
Sau khi Anh rời EU, giới chức Scotland muốn ở lại EU hơn bao giờ hết, kể cả có phải tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý thứ 3 để tách hẳn ra khỏi UK. Năm 2014, người dân Scotland bỏ phiếu 55,7% ở lại UK.
Edinburgh là trung tâm tài chính lớn thứ 2 của UK sau London và là quê hương của một loạt công ty quản lý tài sản.