7 thói quen cần làm ngay ở ngưỡng tuổi 30, nếu không muốn về già phải hối tiếc
Khi còn trẻ, chúng ta hay dành quá nhiều tâm trí cho những điều không thực sự cần thiết, để rồi hối tiếc khi thời gian qua đi. Trong khi đó, có 7 thói quen cần làm càng sớm càng tốt, đừng nghĩ rằng "từ từ cũng được".
- 23-08-2022Cô gái trẻ tìm ra cách biến rác thành tiền từ nỗi lo 14 triệu tấn nhựa trên đại dương
- 23-08-2022Thường xuyên ăn đủ 4 loại rau này thì xin chúc mừng, gan của bạn đang nhận ích lợi đếm không xuể
- 22-08-2022Đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng: Con trai tài giỏi của Lại Văn Sâm và cách làm việc ít người biết
Ở độ tuổi đôi mươi, ai cũng nghĩ mình còn rất nhiều thời gian. Do đó, chúng ta thỏa thích vui chơi, dành phần lớn nhiệt huyết và thanh xuân cho những sở thích cá nhân hoặc đam mê nhất thời.
Tuy nhiên, thời gian trôi nhanh hơn chúng ta hằng tưởng. Đến khi nhìn lại, bản thân chưa làm được điều gì giá trị nhưng đã đi gần hết quãng thanh xuân. Đó là thời điểm mà bao nhiêu hối tiếc cũng không thể biểu đạt hết thành lời.
Do đó, ngay từ khi còn trẻ, cần ý thức tầm quan trọng của thời gian. Đừng nên lãng phí công sức cho những thứ không cần thiết. Thay vào đó, hãy thực hiện 7 thói quen này càng sớm càng tốt để tránh hối hận khi về già.
Ngưng quan tâm tới cái nhìn và lời nói của người khác
Mỗi con người đều có cuộc sống riêng, có sự khác biệt riêng để làm nên chính mình. Do đó, chúng ta chỉ có thể kiểm soát những thứ do bản thân mình nói ra, nhìn nhận, suy nghĩ và hành động. Còn suy nghĩ và lời nói của người khác thì không thể kiểm soát được.
Suy cho cùng, đó là thứ thuộc về người khác, bạn không cần thiết phải làm như vậy. Trước hết, hãy sống đúng cuộc đời của mình và tôn trọng sự khác biệt của mỗi người.
Tiết kiệm tiền
Một trong những sai lầm lớn nhất của thế hệ Millennials được các chuyên gia tài chính chỉ ra, chính là vấn đề tiền bạc. Không tiết kiệm tiền từ sớm chính là điều khiến 60% những người trưởng thành đều hối tiếc.
Khi còn ở độ tuổi đôi mươi, chúng ta mới bắt đầu đi làm. Ai cũng muốn sử dụng đồng lương cho chính bản thân, để thỏa mãn những mong muốn mà trước kia chưa thể thực hiện. Mọi người đều có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho tuổi trẻ. Tuy nhiên, hãy ý thức hơn về tầm quan trọng của tài chính khi mình già đi. Ở thời điểm khả năng lao động sụt giảm nhiều, tiền tiết kiệm sẽ là khoản “cứu cánh” tuyệt vời nhất để bạn đảm bảo đời sống của mình.
Quan tâm tới sức khỏe
Thuở trẻ, hầu hết chúng ta đều rất khỏe mạnh mà không cần chăm lo quá nhiều. Đồng thời, áp lực công việc bộn bề, những cuộc vui bên bạn bè cũng khiến mọi người bận rộn hơn. Do đó, các biện pháp chăm sóc và duy trì thể lực đều hay bị chúng ta lơ là.
Nhưng trên thực tế, các căn bệnh mãn tính đều đang dần trẻ hóa. Có người đã gặp vấn đề về xương khớp khi chỉ mới gần 30 tuổi. Đây chính là hệ quả của lối sống không lành mạnh mà rất nhiều người trẻ đang mắc phải.
Hãy nhớ rằng, dù ở bất kỳ độ tuổi nào, chúng ta cũng cần được chăm sóc và có chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý để phát triển và duy trì sức khỏe tốt. Khi có sức khỏe, mọi người mới có tự do và hạnh phúc.
Không cần ám ảnh về độ tuổi
Tuổi trẻ thường suy nghĩ về tương lai. Khi còn nhỏ, chúng ta mong rằng mình lớn lên sẽ giỏi giang thông minh. Khi đôi mươi, chúng ta mong rằng độ tuổi 30 đã yên ổn cả gia đình và sự nghiệp. Đợi đến 30, chúng ta lại mong muốn tuổi 40 sung túc và không cần phải lo toan. Như vậy, chúng ta luôn tự đặt ra khuôn thước cho cuộc sống của mình rồi ám ảnh về những gì mình đạt được.
Thực ra, thành hay bại không gói gọn trong một giai đoạn nhất định. Không ít người thành công từ sớm, nhưng đánh mất mọi thứ ở tuổi xế chiều. Có người bình thường hết nửa đời, nhưng đến độ trung niên lại tỏa sáng.
Do đó, không cần ám ảnh mỗi một độ tuổi. Bất cứ khi nào ta muốn cũng đều có thể thực hiện những gì mình muốn. Thay vì lãng phí thời gian để theo đuổi những khuôn thước đó, hãy sống chậm lại, tận hưởng cuộc sống ở hiện tại và đón nhận những điều sẽ đến. Sau cùng, ta sẽ học hỏi được nhiều điều về bản thân và khám phá được điều mình thực sự muốn làm.
Đừng bỏ lỡ cơ hội
Đừng bỏ lỡ cơ hội. Ảnh: Internet
Khi ta còn rất trẻ, đôi khi cơ hội chín muồi sẽ xuất hiện ngay trước mắt, nhưng cuối cùng lại để vuột mất nó. Nguyên nhân thường được chia thành 2 kiểu khác biệt:
Một là, không dám đón nhận, không dám thử sức vì cảm thấy e ngại khi bước khỏi vùng an toàn;
Hai là, dám đón nhận và thử sức, nhưng tiếc rằng vượt quá năng lực của bản thân.
Nếu không muốn cơ hội bị trôi qua một cách phí hoài, hãy tự rèn luyện và trau dồi kỹ năng cho bản thân. Thông qua quá trình học hỏi, đọc sách, tham gia các khóa học và hội thảo,... tích lũy từng ngày, nhất định bạn có thể nâng tầm bản thân.
Không ngần ngại thể hiện quan điểm riêng
Khi gặp vấn đề không hài lòng với đồng nghiệp, bạn chọn im lặng hay lên tiếng? Khi bị cấp trên từ chối tăng lương hoặc thăng chức, liệu bạn có dám hỏi lý do vì sao? Hầu hết mọi người đều lựa chọn sự im lặng.
Trong công việc, không dám thể hiện tiếng nói là tự khiến mình đánh mất quan điểm và giá trị riêng. Hãy nhớ rằng, ta có thể không có nhiều năm kinh nghiệm, nhưng ta có quyền học hỏi và đề xuất những gì mình muốn.
Dành thời gian với người thân
Dành thời gian với người thân. Ảnh: Internet
Đôi khi, ta quá tập trung vào công việc và những mối quan hệ xã hội bên ngoài, sau đó bỏ quên những người mình yêu thương nhất. Chúng ta nghĩ rằng mình còn nhiều thời gian với họ, nhưng thật ra thì không. Hãy bày tỏ tình yêu và lòng biết ơn của mình thường xuyên hơn, cho dù đó là cha mẹ, bạn đời hay bạn bè.
*Theo AP Network
Trí Thức Trẻ