70 tuổi có tiền tỷ trong tay vẫn khó sống thảnh thơi: Tuổi già của cha khiến tôi nhận ra thiếu tiền không đáng sợ, điều này còn quan trọng hơn nhiều lần
Nhiều người đều cảm thấy hạnh phúc khi về già là thành quả của sự nỗ lực và sống có kế hoạch thời son trẻ. Chỉ cần khi còn trẻ cố gắng kiếm thật nhiều tiền, lên kế hoạch những thứ cần thiết vào tuổi xế chiều, như vậy khi bản thân già đi, không thể đi lại được nữa mới không cảm thấy đáng thương và buồn tủi.
- 28-03-2023Từng “chìm” trong khoản nợ 2,8 tỷ đồng nay tôi tìm ra lối thoát: Tự cứu chính mình nhờ 3 cách ai cũng biết nhưng khó thực hiện
- 28-03-2023Nhờ quan hệ ‘chắc chân’ trưởng phòng lương 1,2 tỷ/năm, cô gái vẫn bị sa thải sau 1 lỗi EQ cơ bản: Ai cũng nên biết để tránh sai lầm
- 27-03-202338 tuổi tôi bỏ việc lương gần 1 tỷ đồng/năm để khởi nghiệp, 40 tuổi khổ sở tìm việc lần nữa: Muốn tuổi trung niên bớt khủng hoảng, trọng tâm nằm ở 6 chữ này
- 26-03-2023Cô gái cố gắng tiết kiệm, chỉ tiêu 50.000 đồng/tháng, lên kế hoạch làm "lịch đếm ngược nghỉ hưu trước 40 tuổi": Sống tối giản, sớm nghỉ hưu hưởng thụ bên gia đình.
Khi xưa lúc đang ở tuổi bồng bột, bố tôi thường hay răn đe anh em chúng tôi, đại khái ý của ông là bố và mẹ có tiền, về già nếu anh em chúng tôi không giúp gì được thì họ cũng không sợ.
Từ lúc đó tôi mới biết nỗi lo lớn nhất của người già là trong tay có tiền hay không, thậm chí nỗi lo này còn lớn hơn cả nỗi lo con cái. Tuy nhiên, sau khi bố tôi mắc bệnh vào lúc già yếu, cách nhìn nhận của tôi về tuổi già đã có nhiều thay đổi.
Tôi năm nay 51 tuổi, trên tôi còn có một anh trai 53 tuổi và bố tôi hiện nay đã 85 tuổi.
Lúc còn nhỏ tôi và anh trai luôn mang đến cho bố mẹ cảm giác thất vọng. Từ nhỏ tôi đã không thích học hành, thành tích học tập cũng rất kém nhưng lại thích đá bóng, chơi cầu lông. Anh trai tôi cũng vậy, anh ấy chỉ yêu thích cơ khí và lắp ráp.
Bố mẹ tôi luôn mong muốn anh em tôi có thể đứng đầu trong trường, thi đỗ vào đại học danh tiếng, nhưng dường như anh em tôi trưởng thành lệch hẳn so với kỳ vọng của họ. Anh trai tôi tốt nghiệp cấp hai liền đi học nghề, còn tôi thi đại học xong cũng không tiếp tục học mà ra ngoài làm việc.
Quyết định của anh em tôi khiến bố mẹ cực kì tức giận. Nhưng ván đã đóng thuyền, vợ chồng ông bà cuối cùng cũng chấp nhận. Một lần nọ anh em tôi về sớm đón tết, bố tôi vô ý nói với chúng tôi một câu: "Cha hy vọng anh em con thành tài, nhưng thật sự quá thất vọng. Cũng may vợ chồng ta có tiền, dù sau này các con không nuôi được thì cuộc sống cũng không có vấn đề gì, thế nên các con muốn làm gì thì làm".
Trong lời nói của bố tôi cảm nhận được sự tự hào và có phần đắc ý. Ông không hề nói khoác, khi chúng tôi vừa ra ngoài làm việc, bố tôi giữ chức chủ nhiệm ở cục thủy lợi, mẹ tôi là giáo viên ở trường tiểu học, lương của hai người họ cộng lại gấp 3 lần tiền lương của anh em tôi. Cứ đà kiếm tiền như vậy thì tuổi già của họ chẳng có gì phải lo lắng.
Tuổi tác ngày một lớn dần, sức khỏe càng đi xuống thì tôi mới phát hiện tiền không còn là thứ khiến ông bà cảm thấy lo lắng và sợ hãi nữa, thứ khiến họ sợ hãi lại là thứ khác.
Năm bố 70 tuổi, mẹ mắc bệnh nặng qua đời, thời điểm đó bà để lại cho bố khoản tiết kiệm 200.000 NDT (600 triệu VND), cộng thêm tiền tiết kiệm của ông tổng cộng có khoảng 500.000 NDT(1,7 tỷ VND). Khoản tiền này không hề nhỏ với một ông lão, có được nó bố càng không phải lo những ngày tháng tuổi già.
Bắt đầu từ năm 78 tuổi, sức khỏe ông giảm sút rõ rệt. Thời gian đầu, ông ốm đau liên miên, sau đó nhiều loại bệnh khác nhau kéo đến. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, bệnh tật đã biến ông từ một người cường tráng thành một ông cụ đầu tóc bạc phơ.
Lúc bấy giờ ông đã không còn cứng miệng như thời trẻ nữa, ông thường hay chủ động nhắc chúng tôi thường xuyên về nhà, thậm chí chỉ chút chuyện nhỏ cũng gọi chúng tôi về. Trước kia hễ mở miệng là bảo không cần chúng tôi, bây giờ mỗi giây mỗi phút đều mong chúng tôi ở bên cạnh.
Năm ngoái bố bị ngã nên không thể tự đi lại được. Bình thường khi tâm trạng tốt ông sẽ tự mình chống gậy ra ngoài dạo bộ, nhưng lâu dần tình hình nghiêm trọng hơn, ông dù muốn cũng không thể nào cử động được.
Từ khi bố không đi lại được chúng tôi liền thuê hộ lý chăm sóc ông. Nhưng bố tôi lại không hòa hợp với hộ lý, mời 3 người đều bị đuổi đi. Anh em tôi chỉ đành thay phiên nhau đến chăm sóc ông, chúng tôi đều ở xa nên ban ngày tôi sẽ trông bố, ban đêm giao lại cho anh trai.
Thực ra tôi chăm ông cũng khá nhàn, chỉ nấu cơm sáng và trưa cho ông ăn, buổi trưa sẽ xoa bóp và bầu bạn với ông. Nhưng anh tôi thì vất vả hơn nhiều, đêm nào cũng phải lo tắm rửa, trực đêm. Thức đêm chăm bố mới thực sự mệt mỏi vì bố uống thuốc cộng với chức năng thận không tốt nên mỗi đêm đều thực dậy vài lần, mỗi lần đều phải nhờ anh trai đỡ vào nhà vệ sinh.
Vì lo ông thức giữa đêm nên anh trai không ngủ đủ giấc, lúc đầu còn có thể ngủ trưa để bù lại nhưng vì tuổi tác đã cao, mất ngủ thời gian dài khiến anh tăng huyết áp. Cuối cùng không còn cách nào khác chúng tôi chỉ đành mua tã cho bố.
Sau này vì mặc tã gây ra nhiều vết lở loét nên chúng tôi đành phải quay lại cách ban đầu. Nhưng lần này anh trai tôi trực ban ngày còn tôi sẽ trực vào ban đêm.
Tôi chăm ông hơn tháng thì các vết lở loét cũng lành hẳn, nhưng bố ngày càng phụ thuộc vào tôi, ông sợ tôi bỏ mặc không chăm ông nữa. Thật ra bố tôi ngoại trừ không thể tự chăm sóc bản thân thì mọi thứ còn lại đều rất ổn, ông ăn nhiều, đầu óc minh mẫn, nói năng lưu loát nhưng vẫn cần người trông nom.
Đôi lúc tôi phải đi làm hoặc xuống lầu nhận hàng, tôi dặn ông ở yên đó và cho ông biết khi nào tôi sẽ quay lại nhưng luôn cố nén nước mắt, có lẽ ông sợ tôi đi rồi sẽ không trở lại, tuy nhiên ông không nói ra mà chỉ âm thầm buồn.
Tôi biết ông cũng rất bất lực, vừa cảm thấy cản trở công việc của chúng tôi lại vừa sợ chúng tôi sẽ bỏ rơi ông. Tôi từng nói với ông rằng cứ sống cho hiện tại, đừng suy nghĩ nhiều. Nhưng đầu óc ông vẫn còn rất minh mẫn, sao có thể không nghĩ những điều tiêu cực được?
Có lần anh trai tôi thử hỏi bố: "Bố, chúng con đưa bố vào viện dưỡng lão nhé? Ở đó người ta chăm sóc chuyên nghiệp hơn, lúc nào cũng có người bầu bạn. Cuối tuần chúng con sẽ tới thăm bố".
Vẻ mặt của bố lúc đó thật sự khiến người ta đau lòng, ông nghĩ rằng chúng tôi không cần ông nữa, như một đứa trẻ làm sai điều gì vậy, ông van xin anh trai: "Sau này bố sẽ uống ít nước, ít đi vệ sinh, con đừng đưa bố vào viện dưỡng lão nhé?"
Nói thật biểu cảm của bố lúc đó khiến sống mũi tôi cay xè, mắt đỏ lên. Lập tức nói với bố: "Anh nói đùa đó, bố đừng để bụng".
Sau này, anh trai bận công việc, chị dâu không tiện chăm sóc nên họ gửi tiền ăn uống cho bố và giao hết công việc cho tôi. Tôi cũng không phàn nàn gì vì tôi biết anh tôi cũng rất khó khăn, hoàn cảnh của tôi tốt hơn anh, công việc kinh doanh ở cửa hàng cũng không bận lắm.
Tuy nhiên, cuối năm ngoái tình trạng của bố tôi tồi tệ hơn, cơ thể ông bị phù nề và phải nhập viện điều trị. Lúc đó vì có việc gấp nên chúng tôi không thể chăm sóc đành nhờ y tá chăm sóc giúp, nhưng ông nhất quyết không chịu ở lại bệnh viện, liên tục đòi về nhà. Cuối cùng tôi không chịu được nên đã ở lại trông ông.
Đêm đó, ông nắm lấy tay tôi, nước mắt lưng tròng nói rằng bản thân đã làm ảnh hưởng đến chúng tôi, bảo chúng tôi đừng trách ông. Trong lòng tôi chua xót và thương ông vô cùng.
Bố tôi là một người kiêu ngạo và mạnh mẽ cả đời nhưng tuổi xế chiều vẫn phải sống tự ti như vậy, điều này thực sự khiến tôi đau lòng. Trước kia tôi luôn cho rằng người già sợ nhất là không có tiền, nhưng nhìn hoàn cảnh của bố tôi những năm cuối đời tôi mới ngộ ra: Tuổi già, đáng sợ nhất không phải là thiếu tiền mà là không có người bên cạnh chăm sóc.
Thể thao & văn hoá