75% doanh nghiệp tự nguyện bôi trơn: "Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn"
Cộng đồng doanh nghiệp không chỉ là chủ thể làm thay đổi cuộc chơi mà còn là tác nhân của thể chế hiện nay khi có tới 75% doanh nghiệp cho biết tự nguyện mang quà biếu cơ quan Nhà nước để bôi trơn.
- 26-05-2016Tổng Bí thư thành lập 7 đoàn kiểm tra, giám sát các vụ án tham nhũng
- 16-05-20162.000 người thanh tra mới phát hiện 1 vụ tham nhũng
- 14-05-2016Dự án nghìn tỷ bỏ hoang: Khi lãng phí đầu tư công nguy hiểm hơn tham nhũng
- 13-05-2016"Có tham nhũng lớn, bí thư Thành ủy phải chịu trách nhiệm"
- 11-05-2016Bí thư Đà Nẵng: Không có vùng cấm trong chống tham nhũng
-
Nông sản thực phẩm Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm. Đó là thiếu liên kết trong sản xuất, tiêu thụ; thiếu vốn và kinh phí; cơ sở, trang thiết bị chưa đáp ứng...
Đó là quan điểm được bà Trần Thị Lan Hương, Chuyên gia cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đưa ra khi bình luận về thách thức trong cải cách thể chế hiện nay.
Theo đánh giá của bà Lan Hương, hiện nay tính hiệu quả của nhà nước kém, khu vực công, tư bị chồng lấn. Bộ máy chưa trọng dụng nhân tài. Cơ chế kiểm soát chưa phát huy hiệu quả và trách nhiệm giải trình kém.
Dẫn đến hiện nay, năng suất lao động giảm, những vấn đề mang tính mấu chốt như lao động, năng suất đặt ra thách thức cho nền kinh tế. Trong khi đó, doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ nhỏ, chưa có doanh nghiệp lớn và đang bị chi phối bởi nền kinh tế nhà nước.
Tuy nhiên, tính hiệu quả của khu vực kinh tế Nhà nước lại không cao, sự chồng chéo giữa khu vực công và tư khiến cho nhiều DN cho rằng quan hệ với nhà nước là điều kiện cơ bản trong kinh doanh, giúp DN tiếp cận với vốn, đất đai, hợp đồng chính phủ nhiều hơn...
"Vì sao DN tư nhân không phát triển lớn mạnh vì DN thân hữu cản trở những DN muốn làm ăn minh bạch, chân chính, cạnh tranh hơn. Bộ máy nhà nước chồng chéo, chức năng chồng lấn giữa trung ương, địa phương, hoạt động đầu tư tràn lan, dàn trải cũng đã thấy rõ qua khảo sát PAPI hàng năm, cho thấy tính độc lập và khả năng giám sát còn hạn chế" - chuyên gia WB cho biết.
Điều đáng chú ý, theo chuyên gia của WB, so sánh với các quốc gia, tham nhũng là vấn đề lớn trong bộ máy. Dẫn chứng là theo khỏa sát của cơ quan này thì nhiều DN được hỏi cho biết, phải trả chi phí không chính thức. Tham nhũng là vấn đề hiện nay đang gặp phải.
Dẫn chứng, có 75% DN được hỏi cho biết chủ động tặng quà cho cơ quan nhà nước để bôi trơn. Do đó, vị chuyên gia của WB cho rằng DN không chỉ là người phải thay đổi cuộc chơi, mà còn đang là tác nhân gây ra những bất cập hiện nay.
Tuy nhiên, bà Phạm Chi Lan - chuyên gia kinh tế thì cho rằng con số DN tự "nộp" cho cơ quan Nhà nước để bôi trơn là lớn hơn nhiều so với con số được WB công bố. Theo bà Chi Lan, vấn đề là DN buộc phải đưa khi họ nghĩ rằng "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn", tức là DN buộc phải bôi trơn.
"Tham nhũng, bôi trơn chiếm hơn một nửa lợi nhuận của DN, là chi phí không chính thức. Chẳng ai muốn điều đó cả nhưng họ buộc phải làm thế. Do đó muốn thay đổi thì nhà nước phải thay đổi trước" - bà Chi Lan nói.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế, cũng thẳng thắn chỉ ra thực tế là việc thiếu thị trường, thiếu minh bạch dẫn đến thực trạng trên. Do đó, người đứng đầu phải có áp lực hành chính đủ mạnh với công chức phía dưới, cần phải thay đổi để tăng tính minh bạch.