MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

8 cách đơn giản được các diễn giả nổi tiếng áp dụng để vượt qua nỗi sợ của chính mình, thuyết phục và truyền cảm hứng cho đám đông

21-09-2018 - 12:18 PM | Sống

Theo khảo sát của đại học Chapman về những nỗi sợ hãi của người Mỹ, nói trước công chúng (public speaking) được xếp hạng là một trong 80 ám ảnh hàng đầu với hầu hết người Mỹ.

Rất nhiều diễn giả nổi tiếng trên thế giới có thể lay động trái tim một đám đông, truyền cảm hứng về đam mê và cuộc sống cho hàng triệu người, nhưng khả năng mà họ có được hầu hết không phải là bẩm sinh. Nói cách khác, thuyết trình trước đám đông là một kỹ năng có thể học hỏi và rèn luyện.

Dưới đây là 8 cách đơn giản giúp bạn có thể làm chủ ánh đèn sân khấu một cách dễ dàng và tự tin.

1. Nắm rõ những điều sắp diễn ra

Nếu bạn chuẩn bị thuyết trình, hãy biết những gì bạn mong đợi. Đi lướt quanh căn phòng nơi bạn sẽ thuyết trình. Đứng tại nơi bạn nói và kiểm tra căn phòng. Đặc biệt, kiểm tra nơi khán giả sẽ ngồi để chắc chắn họ có thể nhận được thông tin một cách đầy đủ nhất.

Sự chuẩn bị này có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trước khi bắt đầu bài thuyết trình. Hơn nữa, bạn cũng cũng có thể tìm ra cách tương tác và truyền tải thông điệp tới khán giả một cách tốt hơn.

Ví dụ, bạn có thể nhận ra rằng mình có thể đi xung quanh phòng hội nghị lớn và giao tiếp bằng mắt với mọi người trong phòng. Trong một phòng họp nhỏ, bạn có thể thấy rằng đứng giữa một chiếc bàn dài có thể giúp bạn tương tác với nhóm dễ dàng.

Nếu bài thuyết trình của bạn sử dụng công nghệ hay công cụ hỗ trợ, hãy chạy thử ít nhất một lần trước khi bắt đầu chính thức để chắc chắn nó hoạt động trơn tru. Việc kiểm tra kỹ các công cụ này sẽ đảm bảo duy trì sự tự tin của bạn và sự chú ý của đám đông. Bạn càng gặp ít bất ngờ, bạn sẽ càng bình tĩnh hơn.

2. Hiểu rõ khán giả của bạn là ai

Cách bạn giao tiếp với đồng nghiệp khác với một người lạ, vì thế hãy đảm bảo rằng phần trình bày của bạn phản ánh sự thay đổi đó. Bài thuyết trình của bạn muốn hướng đến bạn bè? Cấp trên? Hay đến khách hàng?

8 cách đơn giản được các diễn giả nổi tiếng áp dụng để vượt qua nỗi sợ của chính mình, thuyết phục và truyền cảm hứng cho đám đông  - Ảnh 1.

Lời khuyên cho bạn là hãy dành một số nghiên cứu nhỏ về khán giả của mình, ngay cả khi đó chỉ đơn giản là số lượng người tham gia. Trước khi thuyết trình, hãy nắm bắt những điều họ mong đợi ở bạn. Bằng cách đó, bạn có thể có thể tận dụng tối đa thời gian của người nghe. Ngay khi bắt đầu, đừng ngại thu lượm những câu hỏi chính từ khán giả để giúp bài thuyết trình của bạn tốt hơn.

3. Cấu trúc bài thuyết trình

Hãy chắc chắn rằng bài nói của bạn phải rõ ràng, hợp lý và dễ hiểu để nắm rõ những gì bạn vừa nói.

Bắt đầu bằng cách đưa ra một giới thiệu sẽ giúp khán giả nắm được kiến thức cơ bản về chủ đề bạn định nói cũng như thu hút được sự chú ý của họ. Phân tách các ý chính và sắp xếp chúng theo thứ tự hợp logic với nhau sẽ giúp khán giả dễ theo dõi.

Nếu bạn vừa trình bày một phần dài, hãy tóm tắt ngắn gọn trước khi bạn chuyển sang ý tiếp theo. Nếu có thể, hãy tìm những câu chuyện hoặc giai thoại nổi bật để minh họa cho các phần cụ thể.

Trong quá trình chuẩn bị bài thuyết trình, hãy tự hỏi: 3 điểm quan trọng nhất là gì? Sau đó, hãy chắc chắn nó sẽ được trình bày rõ ràng tới người nghe ở lần trình bày đầu tiên của bạn.

4. Chỉ tập trung vào nội dung của bạn chứ không phải chính bạn

Qúa chú ý vào bản thân có thể phá hoại một buổi thuyết trình thành công. Bạn có thể lo lắng về tất cả những điều có thể xảy ra, từ việc khán giả không tương tác với bạn hoặc trang phục chưa được chỉnh tề. Tuy nhiên, hãy bỏ qua những lo lắng này vì chúng sẽ khiến bạn lo lắng hơn và có thể khán giả không soi xét quá như bạn nghĩ.

Thay vào đó hãy tập trung vào thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Khán giả có mặt ở đó bởi vì họ muốn nhận được kiến thức ý nghĩa hay muốn được truyền cảm hứng từ bạn, và bạn ở đó để trình bày.

5. Hãy cười và tiếp tục thuyết trình

Đừng quên mỉm cười trong bài thuyết trình bởi nụ cười khiến bạn thả lỏng cơ mặt. Mỉm cười cũng là một gợi ý ngôn ngữ cơ thể giúp sự xuất hiện của bạn thoải mái hơn và tất nhiên cũng làm cho khán giả cảm thấy tin tưởng hơn.

Sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Đừng quá căng thẳng. Điều quan trọng nhất là tiếp tục phần trình bày của mình. Nếu phần thuyết trình bị dừng lại, bạn sẽ thu hút sự chú ý từ mọi người đến trục trặc đó và bạn sẽ bị phân tâm.

6. Trình bày đúng giọng nói, âm lượng và tốc độ

Hãy học hỏi cách các diễn giả nổi tiếng tương tác với các nhóm lớn, chẳng hạn như TED Talks. Cách bạn trình bày bài thuyết trình một cách tự tin là chìa khóa để thành công.

Hãy nói chậm hơn so với những cuộc trò chuyên bình thường. Nhấn nhá vào các từ quan trọng để tạo ấn tượng với người nghe. Hơn nữa, hãy cho phép khán giả cơ hội để phản ánh về bài thuyết trình.

8 cách đơn giản được các diễn giả nổi tiếng áp dụng để vượt qua nỗi sợ của chính mình, thuyết phục và truyền cảm hứng cho đám đông  - Ảnh 2.

Khi nói chuyện với một lượng lớn khán giả, hãy đảm bảo họ có thể lắng nghe được những điều bạn nói. Nói từ bên trong, từ lồng ngực và cơ hoành của bạn, chứ không phải chỉ từ cổ họng giống như khi chuyện bình thường. Nói to (không la hét) và rõ ràng để khán giả không cảm thấy căng thẳng khi lắng nghe.

7. Giao tiếp bằng mắt

Khi nói, hãy nhìn vào khán giả. Giao tiếp bằng mắt là một cách tuyệt vời để kết nối với người nghe và đảm bảo rằng họ được tham gia và họ hiểu những gì bạn đang nói. Tránh chọn quá ít người mà bạn tương tác bằng mắt và cũng đừng nhìn một người quá lâu bởi sẽ khiến họ không thoải mái.

Trong một buổi rao hàng, giao tiếp bằng mắt cũng là một cách tuyệt vời để đánh giá sự chú ý của người nghe. Nếu họ quan tâm và tương tác lại bằng mắt, đó có thể là một gợi ý để bạn tiếp tục giới thiệu sản phẩm của mình. Nếu họ không chú ý hoặc lảng tránh, đó có thể là một gợi ý để bạn chuyển chủ đề tiếp theo.

8. Luyện tập

Tục ngữ có câu: Có công mài sắt có ngày nên kim. Tập luyện bài thuyết trình nhiều lần cho đến khi bạn không cần ghi chú cầm tay và cảm thấy tự tin.

Bạn cũng có thể quay video để biết được khán giả sẽ thấy gì và cách bạn phát âm ra sao. Nếu có thể, hãy yêu cầu bạn bè đưa ra lời phê bình. Bằng cách này, bạn sẽ nhận được những lời khuyên có giá trị về những gì bạn sắp trình bày trước đám đông.

Anh Thơ

CNBC

Trở lên trên