8 khả năng kỳ diệu của con người mà đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải
Bạn có biết rằng não bộ của chúng ta có dung lượng tương đương với một đoạn video dài 3 triệu giờ?
- 12-11-2022Định luật '2-8' người sau 40 tuổi nên tuân thủ để khỏe mạnh
- 12-11-2022Vụ tạm hoãn thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế: Phải đặt quyền lợi thí sinh lên trên hết
- 12-11-2022Vì sao Tử Cấm Thành đầy gỗ mà suốt 600 năm không hề mối mọt?
- 12-11-2022Cách dạy con để duy trì tài sản đến đời thứ 7 của người giàu nhất lịch sử hiện đại
- 12-11-2022Sốc với tiền lương khủng của các HLV ở World Cup 2022
Con người từ lâu đã có thể bay ra ngoài vũ trụ, khám phá các hành tinh khác nhưng ngay chính bên trong cơ thể mình, các nhà khoa học vẫn chưa thể hiểu hết. Chúng ta có rất nhiều khả năng kỳ lạ, đôi khi như “siêu năng lực” mà chưa ai có thể lý giải được một cách hoàn toàn.
1. Bộ não của bạn sản xuất đủ điện để thắp sáng một bóng đèn nhỏ
Bộ não của chúng ta có khoảng 100 tỷ tế bào được gọi là tế bào thần kinh. Khi chúng ta di chuyển, nhìn, suy nghĩ, mơ hoặc cười cũng là khi các tín hiệu điện và hóa chất đang chạy đua giữa hàng tỷ tế bào thần kinh trên xa lộ thần kinh này. Vì vậy, mặc dù một tế bào thần kinh tạo ra một lượng điện rất nhỏ, nhưng tất cả chúng gộp lại cùng lúc có thể tạo ra đủ điện để thắp sáng một bóng đèn có công suất thấp.
2. Khứu giác có thể đưa bạn quay ngược thời gian
Khi chúng ta ngửi thấy một thứ gì đó có mối liên hệ với kỷ niệm có ý nghĩa trong quá khứ, điều đầu tiên chúng ta trải nghiệm là cảm xúc mình đã có tại thời điểm đó, và sau đó ký ức sẽ quay về trong tâm trí. Đôi khi chúng ta sẽ không nhớ rõ ràng sự kiện hoặc tình huống, nhưng cảm xúc sẽ ở đó.
3. Chúng ta có thể nâng một người 45kg nhưng không thể nâng một tảng đá 45kg
Khi chúng ta nâng “trọng lượng sống” thì sẽ dễ dàng hơn vì người đó có thể thích ứng với trọng lực và phân bổ trọng lượng của họ theo nhiều hướng hơn. Khi nâng một người lên, họ cũng có thể vòng tay ôm bạn giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Trong khi đó, nếu nâng một vật thể, chẳng hạn như một tảng đá, nó không thể phân phối trọng lực và trọng lượng được mà chỉ có thể ở một vị trí mặc định. Thế nên cùng một khối lượng nhưng nâng đá, nâng đồ vật khó hơn nâng người rất nhiều.
4. Để có siêu sức mạnh, đường ruột của chúng ta cần phải ngừng hoạt động
Mệt mỏi, đau đớn và sợ hãi là những điều ngăn cản chúng ta cố gắng sử dụng sức mạnh của mình một cách tối đa trong cuộc sống hàng ngày. Bạn đã từng nghe những câu chuyện như khi mọi người có thể nâng cả chiếc ô tô để cứu người thân của mình chưa? Siêu năng lực đó thực sự đến từ adrenaline, nhưng để nó hoạt động hoàn toàn thì con người cần phải đóng hệ thống tiêu hóa và phản ứng miễn dịch. Sau đó, sự kết hợp giữa mức năng lượng và lượng oxy tăng lên sẽ đưa sức mạnh cơ bắp của chúng ta vượt quá mức bình thường hằng ngày. Thật đáng tiếc khi con người không thể có những sức mạnh này mọi lúc vì nếu vậy thì cơ thể chúng ta sẽ không thể chịu đựng được.
5. Chúng ta có thể nhìn thấy bằng tai của mình
Người khiếm thị vẫn có thể đi lại bằng cách sử dụng gậy chống hoặc dựa vào các âm thanh tạo ra tiếng vang để nhận biết môi trường xung quanh. Nhưng các nhà khoa học đã thực sự nghiên cứu não của một người khiếm thị tên là Daniel Kish. Ông mô tả tầm nhìn của mình là "một cái gì đó giống như nhìn thấy thế giới trong những tia sáng mờ".
Trong não bộ của Kish, bộ phận điều khiển bối cảnh thị giác thực sự sáng lên khi anh ấy lắng nghe những tiếng vọng. Tuy nhiên, khi anh ấy đang lắng nghe những âm thanh khác, khu vực này khá im lặng. Điều này khiến các nhà khoa học kết luận rằng Kish thực sự đang trải qua một điều gì đó giống như những linh ảnh.
6. Bộ não có khả năng lưu giữ 2,5 petabyte bộ nhớ
Bộ não của chúng ta có khoảng 1 tỷ tế bào thần kinh. Mỗi một tế bào lại tạo ra 1.000 kết nối với các tế bào thần kinh khác, tức tổng cộng có một nghìn tỷ kết nối. Thế nên bộ nãocó dung lượng lưu trữ khoảng 2,5 petabyte đến 1 triệu gigabyte. Nếu chúng ta so sánh nó với thời lượng của một video thì nó sẽ dài khoảng 3 triệu giờ. Video phải chạy không ngừng trong hơn 300 năm mới hết.
7. Phôi thai có thể chữa lành vết thương cho mẹ
Trong quá trình mang thai, các tế bào của phôi thai di chuyển ra ngoài qua nhau thai và cư trú ở các bộ phận khác nhau của cơ thể người phụ nữ. Ngay cả sau khi đứa trẻ được sinh ra, những tế bào này vẫn có thể tồn tại bên trong cơ thể người mẹ sau đó cả thập kỷ. Chúng có thể giúp người mẹ chữa lành vết thương sau những tổn thương cơ quan trong thai kỳ.
8. Tai người có khả năng "nghe" các phân tử
Mặc dù chúng ta có thể thấy sự khác biệt giữa mật ong lạnh và nóng, ví dụ như mật ong lạnh đặc hơn nhưng lại không thể thấy sự khác biệt giữa nước lạnh và nước nóng. Nhưng chúng ta có thể “nghe” thấy sự khác biệt này.
Bạn có thể lấy 2 ly và đổ nước nóng vào một ly và đổ nước lạnh vào ly kia và nghe thấy tiếng khác nhau khi đổ. Điều này là do các phân tử trong nước lạnh có ít năng lượng hơn, tạo ra các âm tần số thấp trong khi nước nóng có nhiều năng lượng hơn và tạo ra các âm có âm vực cao hơn.
Nguồn: Bright Side
Trí thức trẻ