8 kiểu nhân viên có làm tới lúc nghỉ hưu cũng khó mà được thăng quan tiến chức
Đôi khi nơi làm việc cũng giống như chiến trường vậy, trong quá trình làm việc chăm chỉ, bạn có thể không nhận ra được có một số hành vi đang khiến bản thân trở thành người “khiến người khác không thích”. Nếu bạn không nhận được sự công nhận của sếp hoặc đồng nghiệp, bạn sẽ không bao giờ có cơ hội thăng tiến!
- 25-01-2021Tố chất làm nên một nhà lãnh đạo thực thụ: Con người cũng giống như một dòng sông, càng sâu thì càng trầm lặng
- 22-01-2021Muốn làm lãnh đạo, năng lực tốt thôi chưa đủ: Để thăng tiến nhanh trong sự nghiệp bạn cần thêm kỹ năng gì?
- 20-01-2021Bài học cay đắng từ triệu phú 30 tuổi: Cái giá của sự giàu có là một cuộc sống hối hả, nhưng nhất định phải tránh 4 sai lầm này để không bị cuốn đi
1. Lãnh đạo không trao đổi với tôi, tôi cũng không trao đổi với lãnh đạo
Có rất nhiều người như này, cảm thấy rằng mình là đường đường chính chính dựa vào tài năng để kiếm cơm, dù có giao tiếp hay trao đổi với lãnh đạo hay không cũng không thành vấn đề, cho rằng lãnh đạo nên chủ động giao tiếp với mình.
Thực ra, nguyên nhân khiến cấp trên không trao đổi với bạn có rất nhiều, đó có thể là vấn đề thời gian, hay vấn đề phong cách làm việc… Nếu bạn không chủ động tìm tới lãnh đạo trao đổi ý kiến, bạn có thể sẽ đánh mất đi cơ hội để lãnh đạo hiểu mình, mất đi cơ hội để thể hiện tài năng, thậm chí là bỏ lỡ thời cơ tốt để phát triển lên một tầm mới.
Bình luận: Lãnh đạo thì thường cô độc, họ càng mong có ai đó tới giao tiếp, trao đổi với mình. Nội dung trao đổi có thể là công việc, cũng có thể là ngoài công việc. Với những ý tưởng mà bạn cho là có ích cho công việc, cho xây dựng tập thể hay cho sự phát triển của doanh nghiệp, hãy chủ động trao đổi chúng với cấp trên. Hãy để tư tưởng của bạn kịp thời biến thành sách lược, biến thành hành động thực tế, tạo ra cống hiến cho doanh nghiệp, có như vậy thì tài năng của bạn mới không bị chôn vùi.
2. Lãnh đạo không công nhận tôi, tôi cũng chẳng cần làm ăn tử tế
Nỗ lực tạo ra chút thành tích trong việc, nhưng lãnh đạo mãi mà chẳng thể hiện thái độ công nhận, liền cho rằng lãnh đạo không công nhận mình, vì vậy mà không nghiêm túc làm việc tử tế, công việc không hoàn thành đúng thời hạn, kế hoạch công việc cũng cứ trì hoãn hết lần này tới lần khác.
Bình luận: Nhìn nhận hư vinh, sự phù phiếm một cách chính xác. Có những lãnh đạo, họ không thể hiện ra trước mặt thái độ của mình với cấp dưới, nhưng khi trao đổi với người khác, họ lại vô cùng tán thưởng cách làm việc và phong thái của nhân viên của mình. Làm tốt việc của mình thực ra là bổn phận, cũng là hình thức cho thấy năng lực của bạn, người có con mắt tinh tường không nói ra cũng vẫn có thể hiểu được.
3. Lãnh đạo không khích lệ tôi, tôi cũng sẽ không làm ăn tử tế
Kiểu người này chiếm số lượng khá lớn ở nơi làm việc, dường như tôn chỉ sinh tồn của họ là nhờ vào sự khích lệ của cấp trên, họ không có phá hoại, nhưng khả năng chấp hành cũng chẳng cao, họ là kiểu quần thể "sét đánh vẫn bất động" ở trong công ty.
Bình luận: học cách tự mình "đổ xăng" cho bản thân, đây là bản năng cơ bản của một người nhân viên, nếu không bạn sẽ là đối tượng bị sa thải đầu tiên nếu chẳng may có biến, học cách tự mình sắp xếp công việc, học cách tự khích lệ bản thân làm việc tích cực mỗi ngày, bạn mới có thể trưởng thành.
4. Tôi không vui, vì lãnh đạo không biết "dỗ" tôi
Kiểu nhân viên này là kiểu thích "drama hóa", tâm trạng của mình tốt hay xấu hoàn toàn là do lãnh đạo quyết định, vui vẻ dường như cũng là được lãnh đạo "dỗ", lãnh đạo khen, không vui dường như cũng là vì lãnh đạo cả.
Bình luận: "Drama hóa" cảm xúc là một biểu hiện của sự không chín chắn, nó không có lợi cho phát triển công việc cũng như phát triển cá nhân. Phải học cách khắc phục việc dùng cảm xúc đi làm việc. Năng tiếp nhận những công việc mài dũa tâm lý hay những công việc có chút tác động tới tâm lý nhiều một chút, tăng cường rèn luyện khả năng kiểm soát lý trí, cảm xúc lấy "tôi" làm trung tâm, chứ không phải lấy người khác hay lãnh đạo làm trung tâm, tự nhiên sẽ khắc phục được thói quen "drama hóa" mọi việc của mình.
5. Khi không hoàn thành nhiệm vụ, tìm lý do khách quan
Trong doanh nghiệp, những kiểu nhân viên như này cũng không phải hiếm có, mỗi tháng không hoàn thành KPI, nhưng sẽ luôn tìm ra được lý do chứng minh rằng mình đã cố gắng hết sức, kiểu nhân thì hòa những thiên không thời, địa cũng chẳng lợi, không phải do chất lượng sản phẩm, thì là do quảng cáo yếu, hoặc là khách hàng không phối hợp, hay là thị trường xuất hiện những nhân tố đặc biệt…
Bình luận: Nếu tình huống này tiếp diễn trong một thời gian dài, vậy thì thứ có vấn đề nhất định là phương pháp làm việc hoặc thái độ của người làm không đúng. Nên học tập từ đồng nghiệp, học hỏi xem họ khai thác, quản lý khách hàng, hay dễ dàng thực hiện KPI ra sao. Là một nhân viên, thứ mà công ty cần ở bạn là thành tích công việc.
6. Khi làm sai việc, luôn mong mọi người đừng chuyện bé xé ra to
Kiểu người này rất hay mắc lỗi trong công việc, không đi muộn thì cũng về sớm, công việc không quên cái này thì sai xót cái kia, không không đầu thì cũng chẳng có đuôi, nhưng họ vẫn chẳng ý thức được điều này, cho rằng chẳng có gì to tát cả.
Bình luận: "Vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi, vật dĩ ác tiểu nhi vi chi", đừng thấy việc tốt nhưng nhỏ nhặt mà không làm, càng đừng thấy việc xấu nhưng cỏn con lại lao đầu vào làm. Ở trong một công ty, việc nhỏ mà làm tốt chẳng phải chuyện gì lớn lao, vì đó là bổn phận, vấn đề nhỏ mà giải quyết được rồi thì sẽ chẳng có vấn đề lớn. Làm sai thì dũng cảm nhận lỗi rồi tìm cách sửa chữa, chấn chỉnh lại. Muốn thành công, hãy bắt đầu từ những việc dù là cỏn con nhất.
7. Không biết kĩ thuật, phàn nàn công ty không mở lớp bồi dưỡng
Bình luận: Nội dung bồi dưỡng của một công ty là có hạn, sự thay đổi trong nội dung đào tạo của một công ty luôn luôn chậm hơn thị trường một nhịp, bản thân thị trường chính là tài liệu bồi dưỡng tốt nhất, tận dụng cho tốt thực hành thực tế ngoài thị trường, tiến hành "thực hành - học hỏi – thực hành". Những người giỏi tổng kết, nhất định là những nhân viên ưu tú, nhưng người giỏi tổng kết từ trong thực tiễn, mới là người thu được nhiều nhất từ việc bồi dưỡng.
8. Không cầu tiến, phàn nàn môi trường công ty không tốt
Kiểu người như này, câu cửa miệng của họ ở công ty thường là "ui giời, đằng nào thì cơ chế quản lý của công ty cũng loạn xị ngậu rồi, chỉ mình mình chính quy thì có tác dụng gì", còn có người nói, "Tôi muốn cầu tiến, nhưng công ty đã biến thành ra thế này rồi, tôi có thể cầu tiến được ư?", nghe có vẻ như là việc bạn không cầu tiến, đó là lỗi của công ty vậy. Kiểu người như vậy là những người thiếu đi mục tiêu cả trong công việc lẫn cuộc sống. Môi trường làm việc của công ty có thể ảnh hưởng tới phát triển của cá nhân, nhưng nó không phải nhân tố thao túng hay quyết định sự phát triển của một người.
Bình luận: Sự thay đổi của một người, yếu tố bên trong là chủ yếu, yếu tố bên ngoài chỉ là thứ yếu. Muốn cầu tiến, hãy đặt ra cho mình một mục tiêu chính xác, cả mục tiêu cuộc sống, cũng như mục tiêu công việc, đừng để điều kiện khách quan bên ngoài tác động vào mình quá nhiều.
Doanh nghiệp và tiếp thị