8 tác hại của việc nhịn ăn sáng
Nếu nhịn ăn sáng thường xuyên, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe, đặc biệt là các bệnh dưới đây:
Kết sỏi ở mật: Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Tình trạng này kéo dài, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.
Gây hại cho tim mạch: Nhịn ăn sáng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch mãn tính, bao gồm đột quỵ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bỏ bữa sáng bị tăng 27% nguy cơ kéo dài cơn đau tim so với những người ăn sáng đầy đủ.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2: Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, những người có thói quen nhịn ăn sáng dễ có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn so với những người ăn sáng đầy đủ.
Viêm loét dạ dày: Dạ dày luôn phải co bóp khi trống rỗng, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày. Đồng thời, khi ruột rỗng các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần cũng sẽ kết lại thành sỏi.
Nguy cơ béo phì: Buổi sáng không ăn, nên buổi trưa và buổi tối chúng ta sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn cho đủ năng lượng. Dẫn tới thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa hết, khiến cho nhiệt lượng ngày một tăng, lượng mỡ tích tụ lại ngày càng nhiều, có thể dẫn đến bệnh béo phì.
Tốc độ lão hóa nhanh: Do không ăn sáng nên cơ thể buộc phải huy động lượng đường và protein được dự trữ sẵn để hoạt động, làm cho bề mặt của lớp da bị khô, rám, mất dinh dưỡng, do vậy dễ xuất hiện nếp nhăn nhất là ở vùng mắt và mặt.
Nguyên nhân đau nửa đầu: Bỏ bữa sáng sẽ làm giảm lượng đường hấp thụ và phải giải phóng các kích thích tố để bù đắp lại lượng đường thấp trong cơ thể. Điều này có thể làm tăng huyết áp, gây đau đầu và chứng đau nửa đầu.
Rụng tóc: Bữa sáng là bữa ăn quan trọng trong ngày và có vai trò thúc đẩy chân tóc mọc thêm. Vì vậy, muốn sở hữu một mái tóc khỏe, không gãy rụng, hãy đảm bảo bữa sáng giàu protein mỗi ngày.
VOV