80% nguyên phụ liệu cho dệt may nhập từ các nước ngoài TPP
Đây là số liệu do ông ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đưa ra tại diễn đàn “Giải pháp công nghệ vương quốc Bỉ cho công nghiệp dệt may Việt Nam” ngày 21-6.
- 03-04-2015Nguyên phụ liệu dệt may: 48% nhập từ Trung Quốc
- 28-07-2014Thị trường nhập nguyên liệu dệt may nhiều nhất là Trung Quốc
- 18-01-20142013, Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may
Theo ông Cẩm, Việt Nam đã ký kết một số hiệp định thương mại tự do (FTA) trong đó có những FTA rất quan trọng như: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngành dệt may cũng được nhận định là đối tượng hưởng lợi hàng đầu từ các FTA này khi thuế suất theo lộ trình giảm dần về 0%.
Tuy nhiên để được lợi, doanh nghiệp trong nước phải đáp ứng quy tắc xuất xứ rất phức tạp, với EVFTA là từ vải trở đi và TPP từ sợi trở đi. Trong khi đó, ngành dệt may đang nhập khẩu tới 80% nguyên phụ liệu, phần lớn nhập từ các thị trường ngoài khối TPP, EVFTA. Đây là một trong những lý do khiến cho dệt may khó tận dụng được ưu đãi từ các FTA. Vì vậy, cải thiện công nghệ sản xuất, nội địa hóa nguyên phụ liệu trong nước là giải pháp cần sớm thực hiện.
“Một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề này là hợp tác với các nước công nghệ cao về dệt may. Công nghệ dệt may của Bỉ hiện nay không xa lạ bởi nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang chọn và sử dụng, đặc biệt là thiết bị dệt”, ông Cẩm nói.
Bổ sung thêm thông tin, ông Joroen Vist, Giám đốc Symatex, Hiệp hội máy móc ngành dệt may vương quốc Bỉ cho biết thêm, các nhà sản xuất của Bỉ mong muốn được phục vụ khách hàng nhiều hơn, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam. Công nghiệp máy móc dệt may Bỉ hoạt động chủ yếu trong sản xuất vải nội thất (trải sàn, thảm, bọc nội thất, nhung, trải bàn…), dệt vải và dệt vải kỹ thuật.
Báo hải quan