MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

80 tuổi, thất bại 2 lần, tôi chợt nhận ra càng về già thì càng nên ‘điên’: Bài học từ người đàn ông bị vợ bỏ, làm giàu từ kinh doanh đồ lót

16-10-2023 - 19:25 PM | Sống

Dù đã nghỉ hưu nhưng cái tên Calvin Klein vẫn khiến giới thời trang phải nhớ tới khi tên tuổi của ông gắn liền với những chiếc...quần lót.

80 tuổi, thất bại 2 lần, tôi chợt nhận ra càng về già thì càng nên ‘điên’: Bài học từ người đàn ông bị vợ bỏ, làm giàu từ kinh doanh đồ lót - Ảnh 1.

Calvin Klein vốn là hãng đồ lót nổi tiếng thế giới. “Tôi khá điên rồ và cũng chẳng phải sống giả tạo để che giấu điều gì”, nhà sáng lập Calvin Klein nói thẳng.

80 tuổi, thất bại 2 lần, tôi chợt nhận ra càng về già thì càng nên ‘điên’: Bài học từ người đàn ông bị vợ bỏ, làm giàu từ kinh doanh đồ lót - Ảnh 2.

Nhắc đến thương hiệu Calvin Klein (CK), có lẽ không người mê thời trang nào mà không biết dòng sản phẩm xa xỉ này.

Bản thân nhà sáng lập ra thương hiệu, ông Clavin Klein cũng là một tỷ phú với khối tài sản 700 triệu USD, chưa kể những giá trị thương hiệu vô hình khác.

Mặc dù đã bán thương hiệu CK cho giới Phillips-Van Heusen Corp vào năm 2003 nhưng câu chuyện ly kỳ như một bộ phim điện ảnh về người đàn ông từng 2 lần sụp đổ này đứng dậy làm lại cuộc đời vẫn khiến nhiều người phải than thở.

Khởi nghiệp nhờ sự tình cờ

Sinh ra trong 1 gia đình Do Thái ở New York vào năm 1942, Calvin Klein trải qua quãng thời gian đầy biến động.

Tuổi thơ của Klein không có gì đặc biệt khi người cha Leo Klein là người nhập cư Hungary gốc Do Thái còn mẹ Flore Klein là người Mỹ gốc Áo.

Chính người mẹ của Klein đã ảnh hưởng đến ông rất nhiều khi truyền cho người con tình yêu nghệ thuật và thời trang.

Trong khi những đứa trẻ khác chơi bóng, Klein lại thích bám đuôi mẹ khi bà đi mua sắm tại các cửa hàng giảm giá ở New York.

Vốn là đứa trẻ cô đơn, tự học cách đan và cắt may quần áo, Klein cho biết, ngay từ thuở bé ông đã có ước mơ trở thành nhà thiết kế thời trang.

Vốn yêu thích nghệ thuật từ bé, Klein được theo học Viện Công nghệ Thời trang về thiết kế quần áo vào năm 1962 nhưng chẳng tốt nghiệp. Mãi sau này ngôi trường này mới trao bằng tốt nghiệp danh dự cho ông.

Lúc đầu, Calvin Klein kết hôn với Jayne Centre và kiếm sống bằng việc vẽ lại các thiết kế từ nhà thiết kế châu Âu Dan Millstein với mức lương tập sự 75 USD/tuần.

Klein mơ ước có được công ty thời trang của riêng mình và không có điều gì ngăn cản ông thực hiện ước mơ này, dù đã có lúc ông gần như trắng tay và phải đi làm ở cửa hàng rau quả của cha mình.

80 tuổi, thất bại 2 lần, tôi chợt nhận ra càng về già thì càng nên ‘điên’: Bài học từ người đàn ông bị vợ bỏ, làm giàu từ kinh doanh đồ lót - Ảnh 3.

Năm 1968, Calvin Klein dùng 2.000 USD tiền tiết kiệm và 10.000 USD vay từ người bạn là Barry Schwartz thành lập công ty Calvin Klein Ltd chuyên sản xuất áo khoác thời trang.

Nhớ lại thời điểm này, Klein cho biết quyết định thành lập công ty dường như mang tính ngẫu hứng vì ông cũng không chắc chắn mình có thể thành công giữa 1 rừng thương hiệu thời đó hay không.

Ban đầu, cửa hiệu của hãng được đặt trong 1 khách sạn và công việc kinh doanh khá thê thảm trong những năm đầu tiên.

Dù không thiếu nhiệt huyết và ý tưởng sáng tạo, quyết tâm và ý chí dựng nghiệp, nhưng do không có đủ vốn đầu tư nên Klein không thể tạo ra được bước chuyển mang tính quyết định.

Bất ngờ thay, đơn hàng lớn đầu tiên ập đến với Klein như 1 định mệnh.

Vị khách hàng hôm đó đi tìm nguồn hàng của tập đoàn Bonwit Teller, vốn là một trong những tập đoàn siêu thị lớn nhất ở nước Mỹ thời kỳ đó, nhưng lạc lối trong khách sạn nên vào nhầm trụ sở công ty của Calvin Klein.

Sản phẩm của Calvin Klein đã gây ấn tượng sâu đậm với người này đến mức anh ta đặt ngay 50.000 sản phẩm.

Cùng với đơn hàng lớn đầu đời cùng việc được xuất hiện trên tạp chí thời trang nổi tiếng Vogue, Klein đã có bệ phóng mà ông hằng mong ước.

Năm 1973, Klein chuyển hướng từ chuyên sản xuất áo khoác sang thiết kế cả trang phục thể thao, tạo ra cái sau này được gọi là "phong cách Calvin Klein" và khai sinh ra ngành thời trang thể thao của nước Mỹ.

Với những chiếc quần ống loe trẻ trung, cách sử dụng màu sắc và vải sợi mới mẻ, dòng trang phục thể thao tương đối vừa túi tiền người tiêu dùng của ông ngay từ đầu đã thu hút được sự chú ý của phụ nữ Mỹ.

Không lâu sau, nam giới bắt đầu quan tâm đến phong cách thoải mái, nam tính trong các thiết kế của Klein. Phong cách này cũng phù hợp với trào lưu yêu thích môn thể hình rất thịnh hành tại Mỹ lúc bấy giờ.

80 tuổi, thất bại 2 lần, tôi chợt nhận ra càng về già thì càng nên ‘điên’: Bài học từ người đàn ông bị vợ bỏ, làm giàu từ kinh doanh đồ lót - Ảnh 4.

Cuối cùng Klein đã vươn lên được đỉnh cao. Thành công đã đến khi những thiết kế gọn nhẹ, đơn giản, không màu mè của ông trở nên thời thượng, thu hút sự chú ý của cả công chúng lẫn làng thời trang.

Tuy vậy không có thành công nào không phải trả giá. Năm 1974, việc tập trung quá nhiều vào sự nghiệp đã khiến gia đình ông đổ vỡ.

Sụp đổ và đứng dậy

Thành công trong sự nghiệp nhưng vấp ngã trong hôn nhân khiến Klein trở nên bê tha, thâu đêm suốt sáng với những buổi tiệc tùng.

Với danh tiếng ngày càng lên trong làng thời trang, Klein dễ dàng cuốn vào những cuộc tình phóng đãng, gây ảnh hưởng đến tiếng tăm.

Dẫu vậy lối sống phô trương này của ông đã dẫn đến 1 sự kiện làm thay đổi cuộc đời của Klein.

Năm 1978, cô con gái 11 tuổi Marci của Klein bị bắt cóc đòi tiền chuộc và dù đã trả tiền cũng như cô con gái không hề bị thương nhưng tính tình của Klein dần thay đổi.

Ông trở nên sợ sệt hơn cho người thân và chấm dứt cuộc sống phóng đãng để chuyển sang cuộc đời ẩn dật.

Đầu thập niên 1980, Klein bắt đầu gặt hái được nhiều thành công hơn sau khi tu chí làm ăn trở lại.

Nhờ các nhiếp ảnh gia Doon Arbus, Richard Avedon cùng cô người mẫu Brooke Shields đã giúp cho quần bò mang tên thương hiệu Calvin Klein bán chạy nhất vào giữa thời kỳ thị trường quần bò ở Mỹ gần như đã bão hoà.

Ở tuổi 15, người mẫu Brooke Shields vận quần bò của Calvin Klein, ngồi trong tư thế thoải mái và gợi cảm, đặt câu hỏi với giọng nói đầy vẻ khiêu khích: "Các bạn có biết có cái gì nằm giữa cơ thể tôi và bộ đồ Calvin Klein không? Không có gì cả".

Chiêu quảng cáo này của Calvin Klein chỉ có vậy mà rất hiệu quả. Sau đó, hàng tuần Calvin Klein bán ra được hơn 400.000 chiếc quần bò.

Những chiêu quảng cáo đầy khiêu khích của Klein đã tạo nên cú sốc trong cả ngành thời trang lẫn trên toàn thị trường thời kỳ đó.

80 tuổi, thất bại 2 lần, tôi chợt nhận ra càng về già thì càng nên ‘điên’: Bài học từ người đàn ông bị vợ bỏ, làm giàu từ kinh doanh đồ lót - Ảnh 5.

Sự tiên phong này như 1 cuộc cách mạng nhiều cảm xúc để đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng và sau này được chính các đối thủ của Klein tiếp thu và phát triển.

Năm 1982, Klein lại một lần nữa làm nổ ra cuộc tranh cãi khi đưa tên mình lên đường viền quanh hông của quần lót nam, đồng thời mở màn một chiến dịch quảng cáo với những người mẫu nam gần như không mặc gì cả ngoài chiếc quần lót mỏng tanh.

Nhiều chủ báo đã từ chối các quảng cáo này. Nhưng một lần nữa, cuộc tranh cãi đã lại làm cho Klein được hâm mộ và bán hết hàng.

Số phận trêu đùa

Trớ trêu thay, số phận lại 1 lần nữa thử thách Klein tương tự như khi đưa cho ông đơn hàng lớn đầu tiên.

Giữa thập niên 1980, khách hàng dần mất hứng thú với những chiếc quần jean bó gợi cảm. Ngành thời trang jean của Klein bị sụt giảm doanh số và ông lâm vào nợ nần.

Đứng trên đỉnh cao danh vọng lại vấp ngã lần nữa khiến Klein khủng hoảng nghiêm trọng. Ông lại đâm đầu vào rượu chè và thậm chí phải vào trai cai nghiện.

Ra khỏi trại, ông đứng trước nguy cơ phá sản nhưng người bạn tỷ phú David Geffen đã cho ông vay tiền để xây dựng lại cơ đồ.

Từ đây, Klein tung ra một loạt dòng sản phẩm mới, bao gồm cả dòng trang phục có thương hiệu CK và cho nhượng quyền thương hiệu các sản phẩm kính mát, túi xách và nhiều sản phẩm khác. Các quảng cáo của Klein lại liên tiếp làm dư luận xôn xao.

Năm 1995, ông tung ra một loạt quảng cáo quần jean với các người mẫu trẻ gây kích động tranh cãi trên truyền thông, khiến Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Bộ Tư pháp Mỹ cũng phải vào cuộc xem có vi phạm pháp luật không.

Dù các đoạn quảng cáo này bị phản đối trên phạm vi toàn cầu nhưng cuối cùng chúng cũng được Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố không vi phạm pháp luật.

80 tuổi, thất bại 2 lần, tôi chợt nhận ra càng về già thì càng nên ‘điên’: Bài học từ người đàn ông bị vợ bỏ, làm giàu từ kinh doanh đồ lót - Ảnh 6.

Bất chấp dư luận báo chí theo hướng tiêu cực, các sản phẩm nước hoa CK và quần jean CK vẫn được bán chạy.

Năm 2003, Calvin Klein bán công ty của mình cho tập đoàn may áo sơ mi lớn nhất thế giới Phillips-Van Heusen với giá 430 triệu USD. Thời đó, doanh thu của công ty là hơn 3 tỷ USD. Năm 2011, doanh thu của công ty này trong tập đoàn đạt tới 7,6 tỷ USD.

Bí quyết thành công

Ngoài trò đùa của số phận cũng như tinh thần không chịu từ bỏ, bí quyết thành công lớn nhất của Calvin Klein là làm cho mọi sản phẩm tưởng như chỉ có giá trị sử dụng thông thường thành thời trang và mốt thời thượng.

Thập niên 1970-1980, quần bò và mỹ phẩm trở thành mặt hàng thời thượng không có gì lạ. Tuy nhiên biến quần lót trở thành mốt thời trang thì Klein là một trong những người đi tiên phong.

Ngay cả loại nước hoa "Unisex", có thể dùng cho cả nữ và nam cũng là ý tưởng chưa từng có trong làng mỹ phẩm.

Chính việc biến những sản phẩm tưởng chừng như thông thường thành mốt thời thượng đã giúp Klein bán được hàng, trở thành bài học kinh điển của ngành marketing lẫn thời trang.

Trong tất cả các dòng sản phẩm mang tên thương hiệu, Calvin Klein đều trung thành với nguyên tắc "đơn giản và độc đáo".

Từ thiết kế mẫu mã đến chất liệu sử dụng, dù đó là quần áo ngoài hay đồ lót, đồng hồ hay kính, giày dép hay đồ gia dụng, đồ trang sức hay nước hoa, tất cả đều có biểu hiện bề ngoài thuần nhất và cân xứng rất dễ nhận biết, không cầu kỳ về chi tiết và rực rỡ về màu sắc, hợp lý và thích hợp với mọi khách hàng chứ không dành cho riêng ai.

Đơn giản vậy mà lại đẹp, tiện ích và hấp dẫn.

80 tuổi, thất bại 2 lần, tôi chợt nhận ra càng về già thì càng nên ‘điên’: Bài học từ người đàn ông bị vợ bỏ, làm giàu từ kinh doanh đồ lót - Ảnh 7.

Cách thức quảng cáo và tiếp thị của Calvin Klein luôn khác thường ở tính khiêu khích, không phô trương mà cuốn hút khách hàng tự tìm hiểu và tìm đến với thương hiệu.

Đối với Calvin Klein, thời trang không chỉ là cái được phô bày ra bên ngoài mà còn được người sử dụng cảm nhận cả ở bên trong, không chỉ được người khác công nhận mà còn được chính mình trải nghiệm.

Ở độ tuổi 80, Klein chỉ còn gắn bó với thương hiệu bằng tên tuổi khi đã bán đứt công ty. Tuy nhiên di sản mà ông để lại quá lớn khi đã định hình được bản sắc doanh nghiệp.

Có thể nói, chính sự nổi tiếng của CK ngay cả khi không còn sở hữu đã giúp Klein được vinh danh là 1 trong những nhà thiết kế thời trang có ảnh hưởng nhất và thành công nhất trên thế giới hiện nay.

*Nguồn: Tổng hợp

Theo Băng Băng

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên