MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

86% bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng: Chuyên gia lưu ý 7 ghi nhớ cần biết trong lúc này

04-02-2021 - 09:04 AM | Sống

86% bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng: Chuyên gia lưu ý 7 ghi nhớ cần biết trong lúc này

Theo BS Trương Hữu Khanh, 86 % bệnh nhân Covid-19 trong giai đoạn này không có triệu chứng cho thấy mức độ lây lan của dịch phức tạp, khó bắt được bệnh nhân qua dấu hiệu.

86 % không triệu chứng

Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, trong số 372 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, có trên 300 ca là bệnh nhân ghi nhận tại Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Gia Lai...

Trong đó có 86,6% (322 ca) là không có triệu chứng lâm sàng, biểu hiện nhẹ là 44 ca (11,8%), tiên lượng nặng 1 ca (0,3%), nguy kịch (dùng ECMO) 1 ca (0,3%).

Tỉ lệ bệnh nhân không triệu chứng như trên là cao hơn so với khảo sát ở nhóm bệnh nhân nhiễm chủng virus cũ, thông thường là trên 60%.

Trong đợt dịch này, theo kết quả giải trình tự gen tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong 16 mẫu gửi đến có 11 mẫu đạt yêu cầu để giải trình tự gen thì cả 11 mẫu đều là chủng virus biến thể ghi nhận lần đầu tại Anh.

Tại phiên họp chiều 2/2, đại diện tỉnh Gia Lai cũng cho biết, đến chiều 2/2 tỉnh ghi nhận 13 ca mắc Covid-19, nhưng 12/13 ca này không có triệu chứng, chỉ 1 ca có vài triệu chứng nhẹ.

BS Trương Hữu Khanh – chuyên gia truyền nhiễm đánh giá với việc 86 % bệnh nhân không có triệu chứng thì việc "bắt được" các ca bệnh càng khó hơn mà chủ yếu qua truy vết và xét nghiệm.

Bình thường, triệu chứng của bệnh nhân mắc Covid-19 từ nhẹ đến nặng bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh.

Tới khi khởi phát, Covid-19 gây sốt và có thể tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi và có thể nhiều cơ quan khác trong cơ thể khiến bệnh nhân tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền.

86% bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng: Chuyên gia lưu ý 7 ghi nhớ cần biết trong lúc này - Ảnh 1.

Bác sĩ Khanh cho biết qua thực tế dịch hiện nay chúng ta nhìn thấy dịch tễ rất phức tạp, lây nhiễm nhanh.

Chủng Covid-19 mới này được xác định có thể lây nhiễm với tốc độ 70% so với chủng cũ và bệnh nhân không có triệu chứng cao hơn chủng cũ rất nhiều. Từ đó, bác sĩ Khanh cho rằng chúng ta cần tăng cường các biện pháp phòng chống dịch cá nhân. Tốt nhất không nên tụ tập đông người bởi vì bất cứ ai cũng có thể là người mang virus.

Ngay kể cả ở cơ quan, công sở, bác sĩ Khanh cũng khuyến cáo tốt nhất nên giữ khoảng cách an toàn cho mình từ 1 mét trở lên.

Ngày Tết gần đến, nhu cầu liên hoan tất niên càng tăng, bác sĩ Khanh nhấn mạnh tốt nhất không nên tụ tập, tất niên, bởi vì trong bàn tiệc bất cứ ai cũng có thể là F0. Khi ta chưa xác định được F0 thì tốt nhất đối với xung quanh nên nên tự phòng bị bảo vệ cho bản thân và gia đình.

Bác sĩ Khanh cho biết, nhiều bạn trẻ chủ quan nghĩ dịch bệnh còn ở rất xa mình, không đeo khẩu trang, vẫn cafe quán xá, tụ tập nơi đông người. Trong khi đó, virus đã có trong cộng đồng có thể người đối diện với mình hoặc chính mình đang mang virus từ đó về lây cho gia đình, đặc biệt là ông bà, người cao tuổi ở nhà.

Nếu người trẻ mắc Covid-19 có thể tự khỏi thì người già, người có bệnh lý nền mắc Covid-19 lại vô cùng nguy hiểm.

Chính vì thế, khi đi làm hay ra ngoài công cộng về tốt nhất nên rửa tay thật sạch trước khi vào nhà sinh hoạt cùng người thân. Trong nhà có người ốm cần đeo khẩu trang phòng bệnh chung.

7 ghi nhớ

Với thời điểm hiện tại, bác sĩ Khanh đưa ra 7 ghi nhớ cho cộng đồng:

Chuyên gia chống Covid-19 TQ tiết lộ cách phòng dịch trong dịp Tết, đặc biệt là ở nông thôn

Dự đoán mới nhất của chuyên gia TQ: Chủng virus mới có sức lây nhiễm mạnh hơn, dịch khi nào sẽ giảm?

"Thủ lĩnh" chống Covid-19 của TQ: Vắc xin "có khả năng bảo vệ gần như 100%" nhưng chỉ được 6 tháng

1. Thời gian ủ bệnh trung bình ngắn hơn. Lúc trước 5-6 ngày thì mới thành người phát tán virus ra môi trường. Bây giờ có thể chỉ cần 2-3 ngày. Vì vậy đòi hỏi truy vết nhanh, thực hiện giải pháp "5 K" như khuyến cáo, khai báo thật và nhanh, năng lực xét nghiệm phải nhiều và nhanh.

2. Người mắc bệnh sẽ phát tán virus với đậm độ cao hơn và lâu hơn. Virus biến chủng mới sẽ nhân lên nhanh hơn trong hầu họng và chỉ cần nói chuyện thông thường cũng phát tán virus ra môi trường. Biện pháp cần thực hiện là khẩu trang, khoảng cách, cách ly sớm và sớm truy vết để cách ly đủ người có mầm bệnh.

3. Virus tồn tại trong môi trưởng lâu hơn. Biện pháp là thường xuyên rửa tay, nhiệt độ từ 27 trở lên, cửa sổ thông thoáng.

4. Nhiều người mắc bệnh không triệu chứng hơn, nhìn không biết ai mắc bệnh vì vậy cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, chú ý yếu tố dịch tễ.

6. Tỷ lệ người mắc virus này sẽ nhiều hơn dần virus cũ: Tất yếu không tránh được.

7. Thường là ít bệnh nhân nặng hơn nhưng sẽ tấn công nhanh hơn tới đối tượng nguy cơ, vì vậy cần bảo vệ đối tượng nguy cơ, không để lây lan trong bệnh viện.

Theo Ngọc Anh

Doanh nghiệp & Tiếp thị

Trở lên trên