9 dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị suy tim tăng nặng: Có 1 điểm trùng là nên đi khám
Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, đặc biệt là ở những người cao tuổi. Khi có dấu hiệu này, bạn hãy nhanh chóng khẩn trương đi khám.
Khi tải trọng tim tăng nặng hoặc cơ tim bị tổn thương, chức năng bơm máu của tim sẽ bị giảm, lượng máu đầu ra không thể đáp ứng nhu cầu của các cơ quan và mô, và máu không thể quay trở lại tim một cách trơn tru.
Trạng thái này được gọi là "suy tim". Một số triệu chứng sau đây có thể chỉ ra chức năng tim bị suy yếu. Bạn nên sớm tham khảo và quát sát cụ thể sự thay đổi của bản thân để phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn, trong trường hợp có càng nhiều các dấu hiệu sau đây thì xác suất càng cao, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Bài viết này của các chuyên gia tim mạch Lư Vĩnh Hân, Tô Quán Hoa, Khưu Tĩnh, Bác sĩ trưởng, Khoa Tim mạch, Bệnh viện Công đoàn, Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung (TQ).
1. Khi nằm xuống, dễ bị hụt hơi
Khi bạn có cảm giác bị khó thở sau vài phút nằm xuống và chỉ cảm thấy nhẹ nhõm hơn sau khi ngồi dậy. Tại thời điểm này, dấu hiệu cho thấy bạn nên được xem xét xem có phải có bệnh suy tim hay không.
Điều này là do sự tăng thể tích máu khi nằm, dẫn đến tăng sức cản đường thở và xuất hiện dấu hiệu khó thở ở bệnh nhân. Lời khuyên dành cho bạn là nên đến khoa tim mạch kịp thời để loại trừ khả năng mắc các bệnh về phổi.
2. Ngực cảm thấy nặng như một hòn đá lớn đè lên
Đây là cảm giác mà bạn có thể gọi là "tức ngực". Nếu loại trừ các yếu tố cảm xúc và các cơ quan khác như chức năng hệ hô hấp thì cần xem xét rằng bệnh nhân có thể bị thiếu máu cơ tim.
Nếu đau thắt ngực không thuyên giảm trong vài phút, hoặc thậm chí đau ngực dữ dội, có khả năng bạn đã bị chứng đau thắt ngực hoặc thậm chí nhồi máu cơ tim cấp tính (gọi tắt là "nhồi máu cơ tim").
Trong trường hợp này, bạn nên gọi xe cấp cứu càng sớm càng tốt để nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất. Nếu bạn có vấn đề về bệnh tim trước đó thì nên tư vấn ý kiến bác sĩ để có thể uống thuốc nitroglycerin hoặc thuốc có tác dụng nhanh.
3. Quần áo và giày bỗng có cảm giác bị chật
Quần áo và giày dép bị chật lại thường là do tăng cân nhưng đối với bệnh nhân mắc bệnh tim, nó có thể là dấu hiệu chỉ ra chức năng tim bị suy yếu.
Điều này là do giảm lượng máu cung cấp lên tim (tổng lượng máu được bơm mỗi phút trong tâm thất), giảm lưu lượng máu đến thận, giảm bài tiết nước, sưng ở chi dưới và tăng trọng lượng cơ thể (đặc biệt là các trường hợp tăng hơn 2 kg trọng lượng cơ thể trong 3 ngày).
4. Chán ăn
Ngoài việc chán ăn, bệnh nhân bị suy yếu chức năng tim cũng có thể xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, buồn nôn, nôn, táo bón và đau bụng trên, chủ yếu là do suy tim bên phải và tắc nghẽn đường tiêu hóa.
5. Đau đầu, chóng mặt
Đau đầu và chóng mặt là bệnh lý phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, giấc ngủ kém, thoái hóa đốt sống cổ và tăng huyết áp cũng là nguyên nhân phổ biến. Tuy nhiên, chóng mặt và cảm giác liêng biêng kèm theo huyết áp thấp có thể là do chức năng tim bị suy yếu.
Trong trường hợp nghiêm trọng, các tình trạng đe dọa đến tính mạng như ngất và sốc tim có thể xảy ra. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám ngay.
6. Cảm giác bất an, lo lắng
Hầu hết sự lo lắng và cảm giác bất an của mọi người đều liên quan đến cảm xúc, trong khi những người khác vẫn cảm thấy bâng khuâng, đánh trống ngực và bồn chồn khi họ ổn định về mặt cảm xúc. Điều này nên xem xét liệu có bệnh tim hay không.
Nhịp tim tăng và rối loạn nhịp tim là nguyên nhân phổ biến gây lo lắng bối rối, chủ yếu là do thay đổi chức năng trong cơ tim. Trong trường hợp này, bạn cần can thiệp sớm để ngăn ngừa các triệu chứng nặng thêm.
7. Ho nhiều
Hầu hết mọi người đều có các triệu chứng như ho và sốt, và ho không tạo ra sự khác biệt lớn giữa ngày và đêm. Tuy nhiên, một số người không bị sốt và các triệu chứng cảm lạnh tương tự khác, nhưng vẫn xuất hiện những cơn ho không ngừng vào ban đêm, thậm chí tần suất nhiều hơn vào ban đêm thì nên chú ý đặc biệt.
Ngoài ra, khi nằm sẽ ho nhiều và rõ ràng hơn khi ngồi cũng là dấu hiệu để bạn nhận biết. Lúc này, hãy cảnh giác xem liệu chức năng tim có bị tổn thương hay không.
Điều này có thể được gây ra bởi tắc nghẽn phổi, có thể đi kèm với kích thích đường thở, kèm theo ho ra bọt trắng, đờm đỏ và thậm chí là đờm bọt màu hồng, hãy cẩn thận với cuộc tấn công của bệnh tim cấp tính.
8. Dễ mệt mỏi hoặc đuối sức vào cuối ngày
Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim bắt đầu mệt mỏi hoặc cảm thấy đuối sức vào cuối ngày, chủ yếu là do chức năng tim trái bị suy giảm, cung lượng tim giảm và không thể đáp ứng tưới máu lên các vùng mô ngoại biên.
9. Thiểu niệu và phù chi dưới
Khi có dấu hiệu thiểu niệu và phù chi dưới, nhiều người thường nghĩ rằng có thể họ đã có vấn đề với thận. Trên thực tế, chức năng tim bị suy yếu có thể dẫn đến lưu lượng máu đến thận không đủ hoặc áp lực tĩnh mạch quá mức, thường dẫn đến thiểu niệu và phù chi dưới.
Thiếu máu cục bộ lâu dài của vùng thận có thể gây suy giảm chức năng thận, protein niệu, tăng creatinine huyết thanh và chúng sẽ rơi vào một vòng luẩn quẩn dẫn đến khả năng suy tim tăng lên.
Trong trường hợp có bất kỳ một hoặc nhiều triệu chứng " nêu trên, bạn nên tìm sự tư vấn y tế kịp thời. Làm theo lời khuyên của bác sĩ để loại trừ các bệnh liên quan.
Sau khi chẩn đoán được xác nhận, cần được điều trị nghiêm ngặt theo lời khuyên của bác sĩ và không được tự ý thay đổi hoặc ngừng thuốc.
*Theo Health/People
Trí thức trẻ