9 dấu hiệu cho thấy bạn đang "gặp nguy" về tiền bạc, không sửa ngay thì hậu quả khó lường
Có 9 dấu hiệu sau đây về tiền bạc, chứng tỏ bạn chưa biết cách quản lý tài chính, không tiết kiệm đủ tiền.
- 28-06-2021Video học sinh tiểu học cứu bé trai đuối nước tại bể bơi gây sốt MXH, kỹ năng quan trọng này bố mẹ nên cho con học càng sớm càng tốt
- 28-06-2021Cổ tích ngoài đời thực: Người đàn ông mắc hội chứng Alzheimer yêu và cầu hôn lại chính người vợ của mình
- 28-06-2021Sơn màu đỏ để che đi móng tay xấu xí, người phụ nữ không ngờ đó là dấu hiệu ung thư: Nếu có 3 biểu hiện này ở tay, cần đi khám ngay
Thu nhập cao hay thấp không phải là yếu tố tiên quyết khiến bạn trở nên giàu có. Dù thu nhập cao nhưng không thể tiết kiệm, bạn vẫn có thể mắc nợ.
Có 9 dấu hiệu sau đây về tiền bạc, chứng tỏ bạn chưa biết cách quản lý tài chính, không tiết kiệm đủ tiền, hãy sửa đổi ngay nếu không muốn rơi vào khủng hoảng tài chính.
1. Hầu như không đủ khả năng chi trả hàng tháng
Ảnh minh họa
Chưa hết tháng mà tiền lương trong ví của bạn đã hết sạch, đó thực sự là một dấu hiệu đáng báo động.
Có 2 lựa chọn cho bạn lúc này, nếu mức lương còn thấp, hãy nỗ lực làm việc để tăng lương hoặc tìm kiếm các công việc làm thêm để tăng thu nhập.
Nếu mức lương đã khá ổn, vậy thì bạn đang chi tiêu quá đà, hãy cắt giảm các khoản mua sắm không cần thiết và điều chỉnh lại cách tiêu tiền để có tiền tích lũy hàng tháng.
2. Bạn tự nhủ khi nào kiếm được nhiều tiền hơn thì sẽ bắt đầu tiết kiệm
Đây là một lời nói dối rất phổ biến trong quản lý tiền bạc của nhiều người. Thực tế là hành vi và thói quen của bạn sẽ không thay đổi cho dù bạn kiếm được 10 triệu hay 20 triệu mỗi tháng. Nghĩa là dù có kiếm được nhiều tiền hơn thì thói quen “không tiết kiệm” của bạn vẫn vậy thôi.
Đừng đợi đến năm sau, đợi qua một thời điểm nào đó hoặc đợi khi bạn kiếm được nhiều tiền hơn mới tiết kiệm, hãy coi việc tiết kiệm tiền như một khoản chi tiêu cố định mỗi tháng. Bạn cần phải buộc bản thân học cách sống mà không có khoản tiền ấy.
3. Chưa bắt đầu tiết kiệm cho nghỉ hưu
Cho dù cảm thấy việc nghỉ hưu có xa xôi đến đâu thì bạn vẫn phải bắt đầu tiết kiệm ngay từ bây giờ. Ngoài 40 tuổi bạn mới nghĩ tới việc tiết kiệm cho quỹ hưu trí, chắc chắn áp lực sẽ rất lớn và khả năng thành công không cao.
Ảnh minh họa.
4. Không lên kế hoạch cho những khoản chi phí lớn
Tiền mua nhà, mua xe, chi phí nuôi dạy con cái đều là những khoản chi phí lớn, do đó bạn phải lập kế hoạch trước mới mong đạt được mục tiêu.
Hãy lên kế hoạch tỉ mỉ để tiết kiệm tiền, tiết kiệm bao nhiêu trong thời gian dài từng nào và mức lợi tức đầu tư cần để đạt được mục tiêu ấy.
5. Không có quỹ khẩn cấp
Thiết lập quỹ khẩn cấp là điều cực kỳ quan trọng, bạn nên coi đây là ưu tiên trừ phi đang mắc nợ.
Các chuyên gia tài chính khuyên bạn cần chuẩn bị trước số tiền đủ để duy trì cuộc sống trong 6 tháng, tuy nhiên có thể tăng giảm theo hoàn cảnh cá nhân.
6. Dành hơn 40% thu nhập cho nhà ở
Ảnh minh họa
Nếu bạn đang dành hơn 40% thu nhập để trả tiền thuê nhà hoặc trả khoản vay thế chấp, dĩ nhiên bạn sẽ mất một số tiền tiết kiệm đáng kể. Hãy đổi sang một ngôi nhà nhỏ hơn, tiền tiết kiệm sẽ tăng lên, từ đó giúp bạn có cơ hội thực hiện các kế hoạch khác trong tương lai.
Nếu đang cân nhắc mua một ngôi nhà, bạn hãy nhớ đặt ra và tuân thủ giới hạn về giá và đừng quên tính đến những chi phí ẩn khi mua nhà để tiết kiệm ngân sách.
7. Không ghi chép chi tiêu
Hầu hết mọi người đều biết thu nhập hàng tháng của họ là bao nhiêu nhưng không thể nắm rõ họ đã chi tiêu vào những đâu, bao nhiêu tiền cho việc ăn ngoài hay bao nhiêu cho cà phê.
Hãy sử dụng bảng tính hay các ứng dụng điện thoại để theo dõi chi tiêu hàng tháng, thậm chí là hàng năm. Chỉ khi ghi lại cụ thể và rõ ràng những khoản tiền chi ra thì bạn mới có thể tìm thấy được nơi có thể tiết kiệm tiền.
8. Chỉ đủ khả năng thanh toán thẻ tín dụng hàng tháng ở mức tối thiểu
Chỉ có thể chi trả khoản thanh toán thẻ tín dụng ở mức tối thiểu, điều đó có nghĩa bạn đang chi tiêu quá nhiều và sắp rơi vào tình trạng nợ thẻ. Hãy giảm các chi phí và đặt ra mục tiêu trả hết phí thẻ hàng tháng để đảm bảo điểm tín dụng và tránh được nợ nần.
Nếu đang có một khoản nợ thẻ, bạn phải trả nó càng sớm càng tốt, để càng lâu bạn sẽ càng nợ nhiều tiền hơn.
Ảnh minh họa.
9. Chưa tiến hành đầu tư
Đầu tư càng sớm càng tốt, bạn sẽ tận dụng được sức mạnh của lãi kép. Không có tiền để đầu tư đồng nghĩa với việc bạn không có đủ tiền tiết kiệm. Hãy làm tốt việc tiết kiệm để có tiền đầu tư, xây dựng sự giàu có.
Theo: businesstimes
Phụ nữ Việt Nam