9 tháng Kienlongbank báo lãi 513 tỷ đồng, hoàn thành 79% kế hoạch năm
Riêng quý 3, lợi nhuận trước thuế của KienlongBank tăng trưởng 129% so với cùng kỳ, đạt 165 tỷ đồng.
- 12-10-2022MB, Kienlongbank, BacABank, NamABank tăng tiếp lãi suất tiết kiệm
- 07-08-2022KienlongBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 4.231 tỷ đồng
- 29-04-2022ĐHCĐ KienlongBank: Đặt mục tiêu lợi nhuận 660 tỷ, thực hiện chia cổ tức tỷ lệ 16%
Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank, UPCoM: KLB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 năm 2022.
Theo đó, quý 3 ngân hàng ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 588 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 165 tỷ đồng, tăng 129% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại thời điểm 30/09/2022, tổng huy động vốn của KienlongBank đạt 73.135 tỷ đồng, tương đương thực hiện được 94% kế hoạch, trong đó riêng tiền gửi của khách hàng đạt 42.225 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt 80.625 tỷ đồng, thực hiện được gần 95% kế hoạch. Tổng dư nợ cấp tín dụng đạt 41.856 tỷ đồng, tương đương thực hiện được 92% kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục kiểm soát ở mức gần 1,25%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Kienlongbank đạt 513 tỷ đồng - hoàn thành gần 79% so với kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Trước đó, ngày 03/08/2022, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho KienlongBank tăng vốn điều lệ từ 3.652 tỷ đồng lên 4.231 tỷ đồng với mục đích mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của KienlongBank trên thị trường, đặc biệt là đầu tư, ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng, các sản phẩm và dịch vụ trên nền tảng số. Ngoài ra, KienlongBank cũng đã hoàn tất các thủ tục, gửi hồ sơ đăng ký niêm yết toàn bộ 365 triệu cổ phiếu KLB lên sàn chứng khoán HOSE sắp tới.
Liên quan đến chuyển đổi số, KienlongBank cho biết đã và đang đẩy mạnh công tác đầu tư hạ tầng, ứng dụng công nghệ để kéo gần khoảng cách giữa người dân với việc tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số.
Tại sự kiện ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2022 vừa qua, KienlongBank đã ghi dấu ấn với hệ thống máy giao dịch ngân hàng tự động Smart Teller Machine (STM). Đây là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam, phát triển cùng với đối tác hàng đầu về công nghệ là Tập đoàn Unicloud, tích hợp phần mềm điều khiển máy tự phát triển (UniCAT) đạt chuẩn quốc tế EMVCO L2.
Với dịch vụ xác thực danh tính bằng căn cước công dân gắn chíp, STM được đánh giá là một trong những dòng máy đạt độ chính xác cao nhất tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời cũng là máy giao dịch ngân hàng tự động duy nhất được sản xuất hoàn toàn trong nước, từ thiết bị phần cứng đến phần mềm, đã vượt qua chứng thực bảo mật thẻ của Mỹ (EMV Level 2), chứng chỉ VCCS của NAPAS... đảm bảo an toàn trong vận hành.
Nhịp sống thị trường
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>Sự kiện: KQKD Ngân hàng quý 3/2022
Xem tất cả >>- VIB và ACB vượt trội top ngân hàng Châu Á & Úc về hiệu quả và tăng trưởng
- 3 ngân hàng nhận gần 306.000 tỷ tiền gửi của Kho bạc
- Vì sao biên lợi nhuận cho vay của ngân hàng vẫn tăng dù liên tục chạy đua lãi suất huy động?
- Ngân hàng nào có thanh khoản tốt nhất hiện nay?
- 9 tháng đầu năm 2022, PVcomBank hoàn thành 95% kế hoạch lợi nhuận cả năm